- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hy thiêm, Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng - Siegesbeckia orientalis L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 - 40cm hay hơn, có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn; phiến hình tam giác hình quả trám, dài 4 - 10cm, rộng 3 - 6cm, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống dài 1 - 2cm. Bao chung có hai loại lá bắc; 5 lá ngoài to, hình thìa dài 9 - 10mm, mọc toả ra thành hình sao, có lông dính; các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4 - 5 cạnh, màu đen.
Mùa hoa quả tháng 4 - 7.
Bộ phận dùng
Toàn cây trừ gốc rễ - Herba Siegesbeckiae, thường gọi là Hy thiêm thảo.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của châu Á và châu Đại dương. Ở nước ta, Hy thiêm mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4 - 6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần ngọn dài khoảng 30 - 50cm, đem phơi hay sấy khô đến độ ẩm dưới 12%. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học
Toàn cây chứa chất đắng daturosid, orientin (diterpen lacton), 3.7 dimethylquercetin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xuong.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt. Ngày dùng 8 - 16g dạng thuốc sắc hoặc cao (1 - 3ml) hoặc hoàn tán. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp hay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi: dùng Hy thiêm rửa sạch phơi khô, rưới rượu và mật vào, đồ lên rồi phơi, lại tẩm, đồ và phơi 9 lần, sấy khô tán nhỏ, viên với mật, uống mỗi ngày 10 - 15g. Hoặc dùng Hy thiêm 50g, Ngưa tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g làm bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 - 15g.
Chữa sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng hoặc tức đầy không muốn ăn: Dùng Hy thiêm tươi giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm.
Chứa bại liệt nửa người: Cao Hy thiêm uống với máu mào gà (Theo danh y Lê Kinh Hạp, đời Tự Đức).
Chữa tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, Ngưu tất 6g, Thảo quyết minh 6g, Hoàng cầm 6g, Trạch tả 6g, Chi tử 4g, Long đởm thảo 4g, sắc uống ngày một thang, hoặc dùng dạng chè thuốc.
Bài viết cùng chuyên mục
Húng chanh, thuốc trị cảm cúm, ho hen
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc
Nai (cây): chữa vết thương
Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.
Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp
Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm
Nắm cơm, khư phong tán hàn
Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc
Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy
Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt
Nghiến: chữa ỉa chảy
Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chong: làm thuốc trị đau bụng
Quả ăn được. Rễ được làm thuốc trị đau bụng Đồng Nai, Vỏ cây được dùng ở Nam Trung Bộ thay chay để ăn với trầu
Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt
Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Cần: chữa cao huyết áp
Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.
Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc
Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine
Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt
Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt
Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi
Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy
Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn
Mí mắt, thuốc trị táo bón
Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin. Thường mọc hoang dưới tán rừng và trong các lùm cây ẩm ướt ở Cao Bằng, Lạng Sơn tới Hoà Bình, Ninh Bình
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Kim cang đứng, cây thuốc
Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Muồng ngủ: thanh can hoả
Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch
Cầm mộc: chữa lở ngứa
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm
Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng
Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.
Mộc tiền to: thuốc trị ho
Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.
Chân danh nam: làm thuốc khai vị
Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày