- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Huyết rồng, Kê huyết đằng - Spatholobus harmandii Gagnep., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Dây leo khoẻ dài tới 15m, nhánh hình trụ, có lông mềm, về sau nhẵn. Lá kép 3 lá chét; lá chét dai, hình bầu dục, bóng, 3 lần dài hơn rộng, các lá chét bên so le, dài 7 - 12cm, rộng cỡ 3cm, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, nhẵn; gân bên 9 cặp; cuống lá 5 - 10cm; lá kèm nhỏ dễ rụng. Hoa thành chuỳ có lông, 10 - 20cm, cuống hoa nhỏ có lông, 3mm, đài có lông với các thuỳ hình tam giác tù. Tràng hoa màu tía, 10 - 11mm, cánh cỡ lõm, gần tròn, lườn thẳng, quả đậu hình lưỡi liềm, 7x2 cm, có cánh, có lông nhung. Hạt đơn độc ở ngọn quả.
Bộ phận dùng
Thân cây - Caulis Spatholobi; cũng gọi là Kê huyết đằng.
Nơi sống và thu hái
Cây của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong các rừng, dọc theo các sông suối trên đất có cát, tới độ cao 850m, ở các tỉnh phía Nam từ Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé tới Bà Rịa - Vũng Tàu. Thu hái thân dây quanh năm.
Thành phần hóa học
Có glucid, tanin, chất nhựa.
Tính vị, tác dụng
Huyết rồng có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20 - 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao. Cụ Nguyễn An Cư viết như sau: Nước của cây có vị ngọt, tính mát, không độc, dùng chữa đàn ông mất máu, mộng tinh, đàn bà huyết khô, huyết băng, chuyển tư chân âm, bổ ích tỳ thận, làm tăng nước bọt, hết khát nước. Dùng bôi chữa nứt môi, rơ lưỡi.
Ghi chú
Ở loài Mật hoa đậu - Spatholobus suberectus Dunn, thân được sử dụng ở Trung quốc với tên Kê huyết đằng, có catechol, dầu dễ hay hơi, đường hoàn nguyên; có vị đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh. Cũng được dùng trị kinh nguyệt không đều (huyết suy sụ p trở thành vàng), tê liệt, phong thấp đau nhức.
Bài viết cùng chuyên mục
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu
Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ
Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ
Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu
Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm
Gừa: cây thuốc trị cảm mạo
Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.
Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu
Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương
Bầu nâu: chữa táo bón
Thịt quả chín thơm, ăn mát, chữa táo bón, lỵ, trị lao và bệnh về gan. Quả chưa chín hay mới chín tới, se, bổ tiêu hoá, dùng trị ỉa chảy.
Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp
Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo
Ớt cà: dùng trị phong thấp
Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Côi: cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước châu Á, Châu Đại dương nhiệt đới ở biển, Ở nước ta, cây mọc ở vùng biển, gần các rừng ngập mặn từ Bắc đến Vũng Tàu, Côn Đảo
Mua leo, dùng chữa sưng tấy
Loài của Việt Nam, Lào. Cây mọc ở ven rừng thưa, nơi hơi ẩm và có nhiều ánh sáng ở Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam. Thu hái dây lá quanh năm, thái ngắn, phơi khô
Kính: thuốc khư phong tiêu thũng
Cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mép lá thường nguyên.
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Cám trắng: trị cơn đau bụng
Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi
Mua lông: trị bệnh bạch đới và ỉa chảy mạn tính
Đồng bào dân tộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng dùng lá để tắm rửa khi bị phát ban da do nhựa của cây Bangcal, thuộc chi Buchanania trong họ Đào lộn hột.
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da
Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da
Nấm hương: tăng khí lực
Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham.
Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt
Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.
Lục lạc sợi, chữa sưng họng
Hạt rang dùng như cà phê. Ta thường dùng làm thuốc chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Ân Độ, hạt dùng để lọc máu trong bệnh chốc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh
Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ
Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn
Lan gấm, thuốc tiêu viêm
Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu