- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl)
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 1,5 - 2m.
Rễ củ hình trụ, dài 5 - 15cm, đường kính 0,6 - 3cm, vỏ ngoài màu vàng xám.
Thân vuông màu lục, có rãnh dọc.
Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, dài 10 - 17cm, mép có răng cưa nhỏ.
Hoa màu vàng nâu hoặc tím đỏ.
Quả nang hình trứng, mang nhiều hạt nhỏ màu đen.
Bộ phận dùng: Rễ củ (Radix Scrophulariae)
Nơi sống và thu hái
Loài cây của Trung Quốc được di thực vào Việt
Hiện nay được trồng ở nhiều nơi trên cả nước.
Thu hoạch rễ vào tháng 7 - 8 ở đồng bằng và tháng 10 - 11 ở miền núi.
Thành phần hóa học
Harpagid, scrophularin, asparagin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát.
Tư âm, giáng hỏa, sinh tân dịch, chống khô khát, lương huyết, giải độc, nhuận táo, hoạt trường.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước.
Chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc.
Trị táo bón, mụn nhọt, lở loét.
Lưu ý: Không dùng cho người có huyết áp thấp hoặc tạng hàn ỉa chảy.
Cách dùng
Sắc uống hoặc ngậm.
Liều lượng: 6 - 12g mỗi ngày.
Một số bài thuốc sử dụng Huyền sâm
Chữa viêm amygdal, viêm cổ họng, ho: Huyền sâm 10g, Cam thảo 3g, Cát cánh 5g, Mạch môn 8g, Thăng ma 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 - 4 lần uống trong ngày (hoặc ngậm và súc miệng).
Chữa các bệnh viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt đỏ da, sốt, bại liệt ở trẻ em: Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao, mỗi vị 20g, Dành dành 12g, sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm tắc mạch máu ở chân tay: Huyền sâm 24g, Đương quy,
Chữa huyết áp cao: Huyền sâm 16g, Muồng sao 12g, Trắc bá sao, Kim anh, Hoa Hòe sao, Ngưu tất, Mạch môn đều 10g, sắc uống.
Chữa viêm hạch: Huyền sâm 20g, Nghệ đen, Rễ quạt, Bồ công anh, Mộc thông đều 10g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan cau tím: thuốc trị đau mỏi
Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.
Móng rồng: lá dùng trị dịch tả
Loài của Ân Độ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm, mùi dịu.
Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt
Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.
Lan đất hoa trắng, thuốc cầm máu
Loài của Á châu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đến Inđônêxia, Bắc úc châu và các đảo Tây Thái Bình Dương. Cây mọc hoang trong thung lũng
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Cầy: chữa no hơi đầy bụng
Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng
Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.
Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm
Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên
Câu đằng Trung Quốc: sử dụng làm thuốc an thần
Ở nước ta chỉ gặp ở rừng Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái móc ở cành nhỏ, phơi khô. Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng làm thuốc an thần như Câu đằng
Hoa ki: cây thuốc xông cho phụ nữ sau sinh
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng lá cây này xông cho phụ nữ sau khi sinh nở để làm tán huyết.
Ngõa lông: kiện tỳ ích khí
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ
Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích, Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em
Cau chuột Bà na: cây thuốc
Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu
Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt
Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta
Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Nghệ ten đồng: phá huyết hành khí
Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da
Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu
Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết
Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.
Linh chi: giúp khí huyết lưu thông
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng
Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.
Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt
Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng
Ngâu Roxburgh: trị sưng viêm
Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở rừng ở độ cao đến 1.000m từ Hoà Bình tới Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai ra tận đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương