- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Húp lông, Hoa bia - Humulus lupulus L., thuộc họ Gai dầu - Cannabaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm có thân quấn, cao đến 6m. Lá có phiến dài 4 - 8cm, hình tim ở gốc và chia sâu thành 3 - 5 thuỳ, hình trái xoan, nhọn ở đỉnh và có răng ở mép. Cây có hoa khác gốc. Các hoa đực màu vàng lục xếp thành chùm phân nhánh ở nách các lá; các hoa cái tụ họp thành nón 1 - 2cm, xếp thành chùm ở đầu các nhánh; mỗi nón hình trứng gồm nhiều lá bắc dạng lá, màu vàng lợp lên nhau. Ở nách mỗi lá bắc dính hai hoa cái; về sau mỗi hoa sẽ cho ra một quả bế.
Hoa tháng 5 - 8, quả 9 - 10.
Bộ phần dùng
Cụm hoa cái (nón cái) Flos Lupuli, thường gọi là Tị tửu hoa, mà lupulin là bụi nhựa (tức là các tuyến tiết tích trữ dưới lớp cutin của các lông tiết bao ngoài các lá bắc); quả.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang dại ở nhiều nước ôn đới. Ta nhập trồng ở vùng cao (Sơn La, Lâm Đồng). Trồng bằng cành giâm của năm trước, dài 12 - 20cm, đâm rễ nhanh. Khi cây trưởng thành, người ta bỏ bớt các gốc đực để tránh việc tạo thành quả. Để làm thuốc, ta thu hái hoa cái vào cuối mùa hạ, trước khi chín hoàn toàn. Trên các lá bắc có những lông tuyến màu nâu có hoạt tính cao hơn. Phơi khô ở nhiệt độ thấp hơn 60 độ. Mùi thơm sẽ tăng lên khi bảo quản và gợi lên mùi của valerian. Nếu dập các nón hoa này, các lông tuyến tách ra, ta lấy được 10 - 12% lupulin. Đó là một thứ bột màu vàng, dạng hạt, dễ dính với nhau, nhưng không thấm nước. Quan sát dưới kính hiển vi thì đó là những lông tiết dài 150 - 250 micron, có chân ngắn đa bào và đỉnh là một phần rộng dạng chén gồm một dây tế bào có tầng cuticun giãn ra dần do sự tích luỹ nhựa dầu.
Thành phần hóa học
Nón cái của Húp lông chứa allantoinase, 3,5% một tanin riêng biệt là acid humulotannic, trimethylamin, các muối kalium, lupulin. Lupulin chứa 1 - 2% tinh dầu, nhựa, các chất đắng sáp, các base, một alcaloid tinh dầu màu lục hay nâu tuỳ thuộc vào nón hoa tươi hay khô, rất thơm và chứa: 1. Một ether valerianic là valerol khi oxy hoá sẽ cho acid valerianic tạo ra mùi khó chịu của nón hoa khô; 2. Một sesquiterpen là humulen. tương đương với ũ - caryo - phyllen; 3. Một terpen aliphatic là myrcen. Humulen và myrcen chiếm đến 80 - 90% tinh dầu.
Trong lupulin có một chất đắng khi bị tác dụng của các acid sẽ tạo ra lupuliretin có liên quan tới nhựa của Húp lông, và acid lupulinic tạo ra vị đắng của nó. Từ nhựa vô định hình, màu nâu có thể xem như chất cơ bản, người ta đã tách được một chất khá xác định, có vị đắng là humulol và một chất khác không đắng là xanthohumol; nhựa còn chứa các acid béo và 3 este.
Các chất đắng, được gọi là các acid đắng, là humulol và các lupulon. Nhựa còn chứa acid lactaric và những lượng nhỏ sáp, alcol cerylic và acid cerotic.
Trong lupulin có các base có N sau đây: adenin, l - asparagin, acid aspartic, betain, cholin, histidin và hypoxanthin, arginin. Còn có một alcaloid bay hơi, tương đương với conicine và nicotine mà người ta gọi là lupuline.
Tính vị, tác dụng
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ. Người ta còn cho là nó có tính chất gây động dục. Chất lupulin được dùng như thuốc giảm đau và dịu dục, nhưng với liều cao sẽ gây choáng và nôn. Các chất đắng humulon và lupulon có tính chất sát trùng. Đông y xem Húp lông như có vị đắng và thơm, tính bình; có dụng kiện vị, hoá đàm, chỉ khái, an thần.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Húp lông đã được dùng từ lâu làm men bia. Người ta cho vào nước và rắc lên lúa Mạch trước khi lên men, nó sẽ cho mùi thơm và vị đắng của bia. Được dùng làm thuốc chữa ăn uống không tiêu, ăn không ngon, trướng bụng, mất ngủ, lao phổi, viêm màng phổi, sỏi, tràng nhạc, bạch đới, bệnh ngoài da. Dùng ngoài da trị đau thấp khớp, thống phong, áp xe nguội, ung thư. Người ta dùng 30g nón Húp lông cho vào 1 lít nước đun sôi. Hãm trong 10 phút. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một chén, trước các bữa ăn. Có thể dùng các nón hoa nghiền ra, mỗi lần lấy bằng đầu mũi dao, 1 - 3 lần trong ngày. Còn dùng dưới dạng cao nước, dạng viên lupulin (0,25g), dạng cồn thuốc hay cao.
Bài viết cùng chuyên mục
Lúa: bồi dưỡng khí huyết
Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.
Mao lương Quảng Đông: giải độc, tiêu viêm
Dùng ngoài, nghiền cây tươi làm thành viên như hạt đậu và đắp vào chỗ huyệt châm cứu và khi thấy da nóng như muốn phồng lên thì lấy thuốc ra.
Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen
Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa
Linh lăng: thức ăn giàu protein
Linh lăng, hay cỏ luzerne, là một loại cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho gia súc cũng như trong y học cổ truyền.
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy
Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.
Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ
Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá
Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.
Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược
Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm
Mô ca, thuốc chữa các vết thương
Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy
Bả chuột, cây có độc diệt chuột
Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm
Lan kiếm: thuốc lợi tiểu
Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu
Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Lục thảo, thanh nhiệt giải độc
Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm
Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu
Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường
Ổ sao: dùng thân rễ làm thuốc chữa phù
Dân gian dùng thân rễ làm thuốc chữa phù, ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thủy thũng, đinh sang, nhiệt kết tiện bí
Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển
Đơn trâm: cây thuốc
Đồng bào dân tộc gọi cây này là Ta cao và sử dụng rễ hãm nước uống để trục đỉa mén chui vào bụng, kinh nghiệm dân gian này chưa được kiểm tra.