- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hương nhu trắng, É lá lớn - Ocimum gratissimum L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 1 - 2m, sống nhiều năm. Thân vuông, hoá gỗ ở gốc, có lông, khi còn non 4 cạnh thân màu nâu tía, còn 4 mặt thân màu xanh nhạt, khi già thân có màu nâu. Lá mọc đối chéo chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa xim ở nách lá, co lại thành xim đơm. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4, thò ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm.
Bộ phận dùng
Toàn cây trừ rễ - Herba Ocimi Gratissimi Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ân Độ được đem vào trồng ở đồng bằng và vùng núi. Có thể thu hái cây vào lúc cây ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học
Trong hoa, lá khô đều có tinh dầu (ở hoa 2,77%, ở lá 1,38% ở phần cây trên mặt đất 1,14%) mà thành phần chủ yếu là eugenol 74%. D - germacren 8,8%, cis □ - ocimen 7%.
Tính vị, tác dụng
Hương nhu trắng có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm nhiệt, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi. Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương, là nguồn nguyên liệu chiết eugenol dùng trong nha khoa.
Bài viết cùng chuyên mục
Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho
Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm
Ngải cứu: tác dụng điều kinh
Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Gùi da, cây thuốc trị bệnh lậu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được, có thể là do áo hạt, Rễ đun sôi làm thành thuốc uống trị bệnh lậu
Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.
Nho dại: dùng trị phong thấp
Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm
Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu
Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở
Ngái, tác dụng thanh nhiệt
Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn
Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng
Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn
Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa
Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.
Mẫu đơn, chữa nhức đầu
Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương
Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp
Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp
Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.
Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương
Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc
Bông ổi, hạ sốt tiêu độc
Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt
Giổi nhung, cây thuốc chữa đau bụng, sốt
Cây cho gỗ tốt, phẩm chất tốt, dùng đóng đồ gỗ, Hạt dùng làm thuốc như loài Giổi khác, vỏ chữa đau bụng, sốt
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Môn dóc, cây thuốc
Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa
Hếp, cây thuốc chữa phù thũng
Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá
Cỏ bạc đầu lá ngắn: trị viêm khí quản ho gà viêm họng sưng đau
Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau