Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng

2017-11-27 04:41 PM

Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hương nhu tía, É tía  -  Ocimum sanctum L., thuộc họ Hoa môi  -  Lamiaceae.

Mô tả

Cây thảo cao gần 1 mét. Thân cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, mép khía răng, thường có màu nâu đỏ, có lông ở cả hai mặt; cuống lá dài. Cụm hoa là chùm đứng gồm nhiều hoa màu trắng hay tím, có cuống dài, xếp thành vòng 6 - 8 chiếc. Quả bế nhỏ. Toàn cây có mùi thơm dịu.

Bộ phận dùng

Phần cây trên mặt đất - Herba Ocimi Sancti.

Nơi sống và thu hái

Loài cây cổ nhiệt đới, thường được trồng lấy lá làm rau ăn, nhưng chủ yếu để làm thuốc. Có thể trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân; sau 6 tháng đã có thể thu hoạch. Khi cần, thu hái cả cây trừ rễ, lúc cây đang ra hoa, để nguyên hay cắt thành từng đoạn 2  - 3cm, rồi đem phơi âm can đến khô.

Thành phần hóa học

Có tinh dầu với tỷ lệ 0,2 - 0,3% ở cây tươi và 0,5 ở cây khô; thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và -  caryophyllen).

Tính vị, tác dụng

Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mô hôi, giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi với liều 0,5  - 0,8% trong một ngày, dưới dạng nang hay tiêm dưới da. Eugenol rất thông dụng trong nha khoa (làm chất hàn răng tạm eugenat, làm thuốc điều trị viêm ngà, viêm xương ổ răng, làm toả bạc khi tráng bạc trên răng), trong việc điều trị răng mòn, tê buốt. Hương nhu tía thường được dùng trị cảm nắng, sốt nóng ghê rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực nôn mửa, chuột rút, cước khí, thuỷ thũng. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc hãm, thuốc sắc.

Cách dùng

Thường dùng riêng, nhưng có thể phối hợp với những cây có tinh dầu nấu nước xông chữa cảm nắng và làm ra mồ hôi. Trong những ngày trời nắng, có thể lấy vài cành lá đặt trong nón đội để tránh đau đầu. Nước sắc lá (10g trong 200ml) dùng ngậm và súc miệng chữa chứng hôi mồm. Nước sắc cành lá khô sao dùng uống trị đau bụng và bệnh đường hô hấp. Dịch lá tươi dùng làm thuốc long đờm. Lá cũng được dùng giã đắp trị thấp khớp.

Bài viết cùng chuyên mục

Nấm phiến đốm chuông, chất độc gây ảo giác

Nấm mọc trên phân hoại mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hải Hưng

Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng

Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh

Luân kế: hoạt huyết tán ứ

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ

Keo đẹp: thuốc long đờm

Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.

Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng

Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp

Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Keo cắt: cây thuốc

Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.

Bìm bìm, thuốc uống trừ giun

Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt

Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.

Ba gạc Vân Nam, cây thuốc chữa huyết áp cao

Cụm hoa ở nách lá, ngắn, hoa không lông, tràng có ống dài, 4 thuỳ tròn, nhị đính ở nửa dưới ống tràng; bầu không lông, Quả màu hồng

Ngưu tất: hạ cholesterol máu

Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.

Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc

Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.

Cần: chữa cao huyết áp

Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.

Lan sóc sách: thuốc tư âm ích vị

Được dùng chữa bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô phiền khát, sau khi có bệnh bị hư nhiệt.