- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt
Hương lâu: thuốc chữa mụn nhọt
Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hương lâu, Huệ rừng, cây bả chuột - Dianella ensifolia (L.) DC., thuộc họ Hương lâu - Phormiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm cao tới 1 - 2m, và có thân rễ nằm ngang. Lá hẹp hình dải dài tới 0,7m, rộng độ 3cm, không có cuống, cái thì mọc từ rễ, có cái mọc trên thân, xếp hai dây, các lá trên có dạng lá bắc và có kích thước nhỏ hơn. Cụm hoa chuỳ gồm nhiều xim ngắn mang nhiều hoa mọc gần nhau cuống hoa có thể dài tới 1cm. Hoa màu trắng, vàng hay tim tím, bao hoa có 6 mảnh; nhị 6; bầu 3 ô. Quả nang màu lam hay màu tím sẫm, hình cầu, nhẵn, to cỡ 1cm; mỗi ô của quả chín chứa 1 - 3 hạt tròn Ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Dianellae.
Nơi sống và thu hái
Loài của nhiệt đới Á châu và Úc châu có phân bố ở Ẩn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nuớc ta, thuờng gặp mọc hoang trong các rừng, trên đất trồng, các savan có từ bình nguyên đến cao nguyên. Cũng được trồng ở một số nơi từ bình nguyên đến cao nguyên. Cũng được trồng ở một số nơi (Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An) để lấy rễ làm hương thắp.
Người ta thường đào lấy thân rễ và rễ vào cuối mùa thu, rửa sạch phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính ấm, có độc nhiều; có tác dụng khư phong, khử độc, sát trùng, lợi niệu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ phơi khô trộn với nhiều vị có hương thơm khác như Hồi, Quế chỉ và bã Mía để làm hương thắp. Người ta cũng dùng rễ tươi giã vắt lấy nước trộn vào gạo; gạo này đem phơi khô, rang thơm làm thuốc bả chuột; có khi người ta dùng dịch chiết từ thân và lá trộn với cơm; sao thơm hoặc phơi khô với mục đích trên.
Ở Tân Calêđôni, lá được giã ra để băng các vết lở loét. Quả mọng dùng ăn được.
Ở Malaixia, người ta dùng cây nấu nước xông và tro rễ cũng như tro lá dùng chế thuốc bột dẻo chữa mụn rộp mọc vòng.
Ở Trung quốc, rễ cây được dùng chữa mụn nhọt sưng lở ghẻ ngứa, lâm ba kết hạch, hoàng đản, đau bụng, phong thấp tê đau; thân lá cũng được dùng làm thuốc diệt chuột.
Bài viết cùng chuyên mục
Nguyệt quế: làm thuốc điều kinh
Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp. Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng.
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính
Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Măng leo, thuốc thông tiểu
Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành
Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa
Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng
Quyển bá: tác dụng hoạt huyết chỉ huyết
Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m, cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong
Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn
Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan
Mùi: làm dễ tiêu hoá
Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.
Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú
Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.
Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc
Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho
Cà gai: lợi thấp tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.
Đại hoa đỏ: cây thuốc trừ ho
Hoa có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, nhựa mủ có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.
Hậu phác nam, cây thuốc hạ khí, tiêu đờm
Thường dùng trị bụng đầy trướng và đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tả lỵ. Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Ngải rợm, lý khí chỉ thống
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa sốt rét, viêm dạ dày và hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, sưng đau hầu họng, dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa