Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu

2017-11-27 11:22 AM

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hướng dương  -  Helianthus annuus L., thuộc họ Cúc  -  Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống một năm, có thân to thẳng, cao 1 - 3m, thân thường có đốm, có lông cứng. Lá to, thường mọc so le, có cuống dài; phiến hình trứng; lá ở phía dưới hình tim, nhọn đầu, mép lá có răng, hai mặt lá đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7 - 20cm. Bao chung hình trứng. Hoa hình lưỡi ở ngoài màu vàng, các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng.

Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân (12 - 2), có quả tháng 1 - 2.

Bộ phận dùng

Hoa lá, và toàn cây  -  Flos, Folium et Herba Helianthi.

Nơi sống và thu hái: Nguyên sản ở Mêhicô, hiện nay được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Khi quả chín, nhổ toàn cây và tách riêng các phần, đem sấy khô để dùng.

Thành phần hóa học

Hoa Hướng dương chứa một glucoside flavonic màu vàng (0,266% trọng lượng khô của các cánh hoa), các thành phần basic (cholin, betain), acid solanthic, thường kết hợp với calcium và cũng tìm thấy cả ở thân. Trong các lá bắc, có một chất nhựa trong suốt như nhựa thông. Gần đây, người ta đã xác định được là trong hoa chứa chất cryptoxanthin, lutein, taraxanthin và một ít caroten. Lá chứa caroten (0,111% trọng lượng khô), còn có một glucosid. Thân cây chứa glucosid, acid solanthic và phần lõi thân là một phức hợp galacturonic, rất giàu calcium. Trong quả, nếu tính theo phần trăm trọng lượng khô có: chất có albumin 13,50; nuclein 0,51; lecithin 0,23; dầu 30,19; đường 2,13; pentosan 2,74; cellulose 31,14; tro 2,86. Tinh dầu hướng dương gồm 1,2% chất không xà phòng hoá và các glycerid của acid linoleic (57,5%), oleic (33,4%), palmitic (3,5%), stearic (2,9%). arachic (0,6%, lignoceric (0,4%).

Tính vị, tác dụng

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình. Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau. Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau. Lá tiêu viêm, giảm đau, trị sốt rét. Hạt trị lỵ, bổ cho dịch thể, xúc tiến bệnh sởi chóng phát ban. Hướng dương có tác dụng kháng sinh đối với Staphylococus aureus, Escherichia coli và các bào tử của Neurospora, là một loại thuốc giảm sốt, có thể dùng trị sốt rét của trẻ em (cồn chiết hoa và lá) và là thuốc hạ nhiệt không gây phản ứng bảo vệ của cơ thể. Dầu Hướng dương là một loài dầu ăn tốt vì nó giàu acid béo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cụm hoa đầu dùng trị: 1. Huyết áp cao, đau đầu, choáng váng; 2. ù tai, đau răng; 3. Đau gan, đau bụng, đau kinh; 4 Viêm vú, tạng khớp.

Rễ và lõi thân dùng trị: 1. Đau đường tiết niệu và sỏi, dưỡng trấp niệu; 2. Viêm phế quản, ho gà; 3. Khí hư.

Hạt dùng trị: 1. Chán ăn; mệt mỏi và đau răng; 2. Kiết lỵ ra máu; 3. Sởi phát ban không đều.

Lá dùng trị sốt rét. Dùng ngoài trị bỏng, bỏng do nước nóng hay nắng nóng. Dùng cụm hoa đầu 30 - 90g, rễ và lõi thân 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Nếu dùng nước chiết của hoa (1/10) ngâm trong 2 - 3 giờ, ngày uống 2  -  3 lần.

Đơn thuốc

Trị huyết áp cao, dùng cụm hoa Hướng dương 60g, Râu ngô 30g sắc nước uống pha thêm đường.

Bài viết cùng chuyên mục

Mỏ bạc: phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ẩm, ven suối một số nơi ở Hà Tây, Vĩnh Phú tới Lâm Đồng.

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Giáng hương, cây thuốc điều kinh

Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa

Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm

Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Chàm: chữa tưa lưỡi lở mồm

Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu

Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.

Cẩm cù: khư phong trừ thấp

Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.

Lục lạc sét, bổ tỳ thận

Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng

Cỏ lết: cây thuốc trị giun

Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.

Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính

Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt

Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương

Muồng lùn, dùng làm thuốc xổ

Loài phân bố trên toàn châu Á và châu Úc nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây dọc đường đi, trong ruộng, xavan, rừng thưa vùng đồng bằng tới độ cao 500m, từ Hoà Bình tới Thanh Hoá, từ Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc

Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc

Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm

Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ

Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.

Nghệ bụi: khư phong lợi thấp

Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.

Lù mù, chữa kiết lỵ

Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Lương gai: trị ỉa chảy

Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.