- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ
Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ
Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ, Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hương bài, Cỏ hương bài - Vetiveria zizanioides (L.) Nash ex Small., thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, thân rễ dày mang rễ dài, có mùi thơm. Thân cao đến 2m, mọc thành bụi đứng, gốc lớn, nhiều đốt, nhẵn. Lá hình dải hẹp, nhọn đầu, thẳng, cứng dài 40 - 90cm, nhẵn, mép ráp; bẹ lá dẹt, lưỡi bẹ dạng gờ mỏng. Cụm hoa là chuỳ ở ngọn, thẳng, dài 20 - 30cm, cuống chung lớn, phân nhánh nhiều; các nhánh xếp thành vòng, không đều nhau, nhẵn, ráp, có đốt. Bông nhỏ hẹp, nhọn, màu tím nhạt, có khi vàng nhạt; bông nhỏ không cuống lưỡng tính, bông nhỏ có cuống là bông đực. Quả thóc hơi dẹt bên nhiều hay ít.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Vetiveriae.
Nơi sống và thu hái
Loài phần bố ở nhiều nước nhiệt đới Phi châu và Á châu (Ân Độ, Nam Trung Quốc, tới Inđônêxia). Ở nước ta, cây mọc phổ biến trên các đồi hoang khô, nơi nhiều nắng, trơ đất đá, xen lẫn với cây bụi thấp. Cũng được trồng ở Thái Bình, trên đất cát dọc bờ biển. Trồng vào tháng 2; thu hái chính vụ vào tháng 12, cũng thường được thu hoạch quanh năm.
Thành phần hóa học
Rễ chứa tinh dầu tỷ lệ thay đổi từ 0,1 - 0,3% cho tới 1 - 2% tuỳ xuất xứ, thường là từ 0,5 - 1%. Tinh dầu chứa các terpen: 2 vetiven (2 và 3 vòng), alcol: 2 vetivenol (2 và 3 vòng), alcol methylic, aldehyd; furfurol; các acid vetivenic - benzoic dưới dạng ether của vetivenol.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị đắng và thơm, tính mát; có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, kích thích, lợi tiêu hoá, gây trung tiện, lợi tiểu và điều kinh. Tinh dầu mát và dễ chịu có mùi của Hoa tím, rất bền nếu là tinh dầu nặng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dân gian thường dùng rễ Hương bài nấu nước gội đầu cho thơm, lại làm mượt tóc, cho lẫn vào tủ áo quần, tủ sách để có hương thơm, chống sâu bọ (gián). Cũng thường dùng đốt thay trầm tạo cảm giác nhẹ người. Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ. Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm, dùng trong hương liệu để cố định được các tinh dầu khác dễ bay hơi, làm bột, làm kem, làm xà phòng cao cấp.
Ở Ân Độ, người ta dùng rễ hãm uống với nhiều công dụng, chữa cảm sốt, bệnh về đường tiêu hoá và còn dùng tán bột đắp ngoài để giải nóng khi bị sốt, và dùng uống trong trị bệnh về gan. Tinh dầu cũng được sử dụng để làm tăng trương lực.
Ở Malaixia, người ta dùng rễ Hương bài làm thuốc đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai
Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.
Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa
Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Mướp đắng: làm thuốc bổ máu
Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Đắng cay leo: cây thuốc điều kinh hạ nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, tới Lâm Đồng.
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Kháo vàng bông: thuốc giãn gân
Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.
Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương
Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.
Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng
Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.
Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu
Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc
Dứa Mỹ: cây thuốc lợi tiểu điều kinh
Dứa Mỹ không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Câu đằng lá to: làm thuốc trấn tĩnh, chữa đau đầu
Dùng làm thuốc trấn tĩnh, êm dịu, chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, trẻ em kinh giật, nổi ban, lên sởi
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu
Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau
Bung lai, thanh thử tiêu thực
Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm
Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.
Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu
Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận
Mua thường, giải độc thu liễm
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.