- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá
Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Húng lũi - Mentha aquatica L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo có gốc bò, với những thân bò dưới đất có vẩy và những chồi bò trên mặt đất có lá thường phân nhánh, có thể dài tới 1m. Lá có cuống, hình trái xoan hay thuôn, tù hay nhọn, có răng nhiều hay ít, nhẵn hay có lông, nhăn nheo nhiều hay ít. Hoa thành vòng có cuống, đài to, tràng có lông ở trong ống; 4 nhị dài bằng nhau, vòi chẻ đôi ở ngọn. Quả bế có mụt mịn.
Bộ phận dùng
Cành lá - Ramulus Menthae Aquaticae
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Âu Á ôn đới, được trồng nhiều ở nước ta. Có nhiều thứ, mà thứ được ưa chuộng nhiều vì thơm hơn, thường gọi Húng lũi hay Húng dũi thuộc var crispa L. mà có tác giả cho là thuộc var aquatica.
Thành phần hóa học
Cây chứa 0,8% tinh dầu gồm các este (như methyl aceat) 22.41% alcol tự do (như menthol) 28,53% và ceton (như methone) 0,77%. Menthofuran là thành phần chính (40%), còn có piperitone, menthone và pulegone.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường trồng trong các vườn làm rau gia vị ăn với thịt nướng, ăn gỏi, ăn với các loại rau sống khác, là gia vị được ưa chuộng. Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá. Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú.
Ở Java, dầu của cây được dùng như vị thuốc dân gian trị đau đầu và trừ dịch tả.
Bài viết cùng chuyên mục
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch
Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch
Bầu đất, cây thuốc giải nhiệt
Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng dùng làm rau trộn dầu giấm, Canh bầu đất được xem như là bổ, mát
Mao lương Quảng Đông: giải độc, tiêu viêm
Dùng ngoài, nghiền cây tươi làm thành viên như hạt đậu và đắp vào chỗ huyệt châm cứu và khi thấy da nóng như muốn phồng lên thì lấy thuốc ra.
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm
Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.
Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt
Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu
Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này
Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu
Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp
Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản
Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức
Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy
Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn
Ngà voi, đắp chữa sưng tấy
Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ. Lá 5 đến 10, trong một mặt phẳng, hěnh trụ nhọn cao 0,3 đến 1,2m, mŕu xanh đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay không
Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa
Cây mọc ở nhiều nơi trên đất có bùn từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng tới những nơi còn ảnh hưởng của thuỷ triều ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Duối: cây thuốc chữa phù thũng
Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Móc: chữa đái ra máu
Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng
Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc
Nuốt lá cò ke: cây thuốc sắc uống trị ỉa chảy
Người ta dùng rễ sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống trong 15 ngày đầu sau khi sinh; còn dùng phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị viêm tử cung.
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Đại kế: cây thuốc tiêu sưng
Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, đái ra máu Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo, Rễ Cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương
Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Bìm bìm, thuốc uống trừ giun
Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật