Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu

2017-11-26 08:27 AM
Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Húng giổi, Húng quế hay É trắng - Ocimum basilicum L. thuộc họ Hoa môi  -  Lamiaceae.

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao tới 50 - 80cm, có mùi thơm đặc biệt. Cành vuông. Lá đơn, mọc đối, màu lục bóng, hơi khía răng ở mép. Hoa mọc thành chùm đơn, dài đến 20cm, gồm những vòng 5 - 6 hoa cách xa nhau. Hoa nhỏ, có tràng hoa màu trắng hay hồng, chia hai môi; môi dưới hơi tròn, còn môi trên chia thành 4 thuỳ đều nhau. Quả bế tư, rời nhau, mỗi quả chứa 1 hạt đen, bóng có vân mạng.

Bộ phận dùng

Toàn cây và hạt  -  Herba et Semen Ocimi.

Nơi sống và thu hái

Loài cỏ nhiệt đới, được trồng để lấy cành làm rau ăn sống như là gia vị thơm, nhưng cũng được trồng để lấy hạt làm thạch. Có thể gieo hạt vào tháng 3 và trồng vào tháng 5. Thu hái vào mùa hè thu, rửa sạch và phơi khô.

Thành phần hóa học

Toàn cây chứa tinh dầu (0,02 - 0,08%) có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có mùi thơm của Sả và Chanh. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol melyl - chavicol (25 - 60 - 70%) và nhiều chất khác.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát; kích thích thị lực. Hoa có tính chất lợi tiểu, bổ thần kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cành lá được dùng trị: 1. sổ mũi, đau đầu; 2. đau dạ dày, đầy bụng; 3. kém tiêu hoá, viêm ruột, ỉa chảy; 4. kinh nguyệt không đều; 5. chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Dùng 10 - 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cắn và sâu bọ đốt, eczema, viêm da. Giã lá tươi để đắp ngoài hoặc nấu nước rửa. Quả dùng trị đau mắt, mờ đục giác mạc. Dùng 2,5 - 5g, dạng thuốc sắc. Hoa dùng tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cũng dùng tốt cho các chứng đau có nguồn gốc thần kinh hay dạ dày. Ngoài ra còn kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ mới đẻ thiếu sữa.

Đơn thuốc

Chữa chứng bồn chồn, lo âu, đau đầu, ho, viêm họng: dùng 20 - 40 nhúm lá Húng giổi và hoa khô hãm trong 1 lít nước sôi. Ngày uống 2 - 3 ly.

Lợi sữa: sắc một nắm lá Húng giổi trong 1 lít nước, ngày dùng 2 ly.

Sổ mũi, khó tiêu, ỉa chảy: 15g cành lá Húng giổi sắc nước uống.

Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Lá Húng giổi (cả hoa, quả, hạt càng tốt) giã nhỏ vắt lấy nước uống, còn bã đem xát lên chỗ đau.

Bài viết cùng chuyên mục

Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương

Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương

Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt

Mảnh bát: trị bệnh đái đường

Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.

Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy

Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.

Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp

Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo

Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương

Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm

Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.

Nguyên tuy cúc: đắp ngoài trị phong thấp

Nước hãm cây dùng làm thuốc rửa mặt, còn nước sắc toàn cây có hiệu quả điều trị cảm lạnh đau đầu và đau ngực

Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho

Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà

Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy

Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.

Khôi nước: thuốc trị thấp khớp

Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.

Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa

Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa

Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp

Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp

Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Ngũ vị: dùng chữa hen suyễn

Thường dùng chữa hen suyễn, ho lâu, nhiều mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, ỉa chảy kéo dài, bồn chồn mất ngủ.

Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.

Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.