Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

2017-11-25 10:49 AM

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồng nhiều hoa - Rosa multiflora Thunb. (R. polyantha Sieb et Zucc.), thuộc họ Hoa hồng - Rosaeeae.

Mô tả

Cây bụi cao 1- 2m, nhánh nâu đậm, gai cong. Lá mang 5 - 9 lá chét bầu dục dài 1,5-3cm, rộng 0,8 - 2cm, chóp tù, gốc tròn, gân phụ 8 - 10 cặp, mép có răng nằm; cuống phụ 1 - 1,5mm; lá kèm có rìa lông và dính trọn vào cuống. Chuỳ ở ngọn nhánh; hoa rộng 3cm, cánh hoa 1 x 1,5cm, màu trắng, có hương thơm. Quả già đen, nhăn, xoan tròn, cao 7 - 8mm.

Hoa tháng 2 - 5, quả tháng 9 - 12

Bộ phận dùng

Quả, rễ, lá và hoa - Fructus, Radix, Folium et Flos Rosae Multiflorae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các bụi cây, rú bụi thứ sinh vùng thấp như ở Hà Bắc, Hà Nội. Cây cũng được trồng làm cành ở Đà Lạt. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô hay dùng tươi. Lá thu hái quanh năm. Hoa, quả thu hái theo thời vụ, phơi khô.

Thành phần hóa học

Quả chứa 9,4% dầu béo. Trong vỏ của có phytosterol, triterpenoid - quercetin vàũ-caroten. Còn có multiílorin là một ílavonoic glucosid có tính tẩy nhẹ.

Tính vị, tác dụng

Hoa có vị đắng, chát, tinh hŕn; có tác dụng thanh nhiệt hoá trọc, thuận khí

hoà vị. Rễ có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong hoạt lạc, giải độc. Quả già có vị chua, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt lợi thuỷ, hoạt huyết giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng. Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương, bong gân và chấn thương. Rễ cây thông tiểu tiện, xẹp phù thũng và dùng sao vàng sắc đặc uống chữa kiết lỵ cấp và mạn. Ở Trung Quốc, rễ được dùng chữa chảy máu mũi, phong thấp đau nhức khớp xương, bán thân tê liệt, rễ tươi dùng chữa trẻ em đái dầm, người già đái nhiều lần, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều và cũng dùng trị ghẻ lở. Lá được dùng trị thũng độc, mụn nhọt. Hoa dùng trị nóng ngực oi bức và tâm phiền miệng khát.

Đơn thuốc

Chữa bệnh tiêu khát, đái tháo, vãi đái không nín được: dùng rễ Hồng nhiều hoa một nắm sắc uống.

Chữa kiết lỵ lâu ngày: Rễ Hồng nhiều hoa một nắm sao vàng, sắc đặc uống.

Chữa phong thấp teo cơ, lưng gối đau mỏi: Dùng rễ Hồng nhiều hoa, cây Vú bò, Ngưu tất, Dây chiều, rễ Thanh táo, Hà thủ ô, Cẩu tích mỗi vị 20g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Gạo: cây thuốc bổ âm

Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.

Hướng dương: thuốc tiêu viêm, lợi tiểu

Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình, Cụm hoa có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau, Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau.

Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

Ngải đắng, lợi tiêu hóa

Vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun và điều kinh. Hoa có tác dụng trị giun và bổ

Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.

Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân

Đại trắng, cây thuốc xổ

Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng

Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da

Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn

Mui: trị viêm phế quản

Vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng khư ứ sinh tân, cường tráng gân cốt. Ở Campuchia, rễ được xem như lợi tiêu hoá, làm tăng lực và gỗ có tác dụng lọc máu và bổ.

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Quế thanh: chữa đau bụng ỉa chảy do lạnh

Cũng dùng như Quế nhục làm thuốc chữa đau bụng và dạ dày, ỉa chảy do lạnh, thận âm bất định, đau lưng, phong tê bại, chữa thũng, kinh bế do hàn và cấp cứu bệnh do hàn.

Bả dột, cây thuốc cầm máu

Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng

Chanh kiên: dùng chữa ho hen tức ngực

Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư

Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ

Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.

Măng leo, thuốc thông tiểu

Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành

Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng

Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Móc diều: trị phong hàn cảm mạo

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.

Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét

Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta

Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ

Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa

Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm

Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.