Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt

2017-11-25 10:48 AM
Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồng mai, Đỗ mai, Sát thử đốm - Gliricidia sepium (Jacq.) Kunth. ex Walp (Robinia sapium- Jacq.) thuộc họ Dâu - Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 4 - 7m. Cành non có lông. Lá mọc so le, có khi gần như đối, kép lông chim lẻ; lá chét 9 - 15, hình trái xoan, bầu dục hay ngọn giáo, dài 4 - 5cm, rộng 1,5 - 3cm, gân nhẵn, mốc mốc ở dưới, có mũi nhọn ngắn. Hoa khá to, màu trăng trắng hay hồng, thành chùm ở nách lá; đài hình chuông, cụt hay có 5 răng nhỏ; thường mang những đốm nhỏ màu đo đỏ, tràng có cánh cờ hình mắt chim, lõm dài 15 - 20mm. Quả đậu dài 10 - 15 cm, rộng 1 - 2cm. Hạt 3 ô, dẹp.

Hoa tháng 12-3

Bộ phận dùng

Hạt, lá và vỏ cây - Semen, Folium et Cortex Gliricidiae.

Nơi sống và hái: Loài của châu Mỹ nhiệt đới, được nhập trồng ở các xứ nhiệt đới Á châu như loài cây cảnh và cây cho bóng. Ta thường trồng ở các vườn hoa và cũng trồng làm cây nọc cho Hồ tiêu leo.

Tính vị, tác dụng

Các bộ phận của cây được xem như là độc đối với chuột và các loại gậm nhấm khác nhưng không có hại đối với gia súc. Người ta cho rằng do tác dụng lên men của vi khuẩn, coumarin trong cây sẽ biến đổi thành dicoumarol có tính chất chống đông máu. Chất này làm giảm hàm lượng prothrombin do gan tiết ra, làm cho chuột bị chết do xuất huyết nội tạng.

Lá, cuống lá và vỏ được xem như là có hoạt tính sát trùng rất rõ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá và hoa có thể dùng ăn như lá và hoa cây So đũa. Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ. Dịch ép từ cành lá giã ra, hoà loãng trong nước dùng uống trị ỉa chảy. Lá tươi để nguyên hay giã nát dùng lót chuồng gia súc, gia cầm có thể trừ được bọ chét và côn trùng gây hại.

Để diệt chuột, có thể dùng nhiều phương pháp để chế bả làm mồi. Thông thường, người ta tán hạt, lá và vỏ cây thành bột mịn rồi trộn với Gạo. Cũng có thể dùng hai phần vỏ cây băm nhỏ nấu với một phần nước, đem nước đặc này trộn với hạt Lúa mì hay thóc ngâm trong vài giờ rồi lấy các hạt này làm bả. Hoặc nghiền nát lá và vỏ cây với hạt Lúa mì hay Gạo, thêm nước đánh nhuyễn rối phết lên những khoanh Chuối. Có khi chỉ cần nghiền lá và vỏ cây với hạt ngũ cốc ẩm. Đặt bả chuột ở chỗ có nhiều chuột qua lại, chuột ăn phải bả này sẽ chết sau vài ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun

Bù dẻ hoa nhỏ, làm thuốc bổ

Vỏ cây dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu và chữa đau lưng nhức mỏi

Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm

Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.

Ngọc vạn: cây thuốc

Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Bhutan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam

Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá

Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương

Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut

Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.

Hếp, cây thuốc chữa phù thũng

Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá

Mè đất mềm: nhuận phế làm ngừng ho

Ở Trung Quốc cây được dùng trị cảm mạo phát sốt, ho gà, lạc huyết, đau ngực, ho do viêm khí quản, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn lở, viêm tuyến vú, đòn ngã sưng đau.

Gùi da, cây thuốc trị bệnh lậu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được, có thể là do áo hạt, Rễ đun sôi làm thành thuốc uống trị bệnh lậu

Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt

Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương

Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết

Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau

Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.

Hy kiểm: thuốc trị sốt rét

Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.

Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ

Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.

Cau Lào: dùng ăn với trầu

Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.

Nghệ ten đồng: phá huyết hành khí

Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da

Mận rừng: trị ghẻ ngứa

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi

Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.