- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp
Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.
Mô tả
Cây gỗ rụng lá, cao tới 20m, cành nhỏ mập, màu xám vàng, không có lông. Lá đơn mọc đối, to, dài đến 20 - 30cm, rộng gần bằng dài, màu lục, mặt dưới có lông dày. Chuỳ hoa ở ngọn cành, 2 - 8 hoa, hoa to, thơm, tràng cao đến 10cm, mặt ngoài màu ngà ửng tía, mặt trong tím đậm ở ống. Quả nang hình bầu dục, mang đài tồn tại, vỏ quả ngoài dày, hoá gỗ; quả chứa nhiều hạt nhỏ, có cánh trong suốt.
Bộ phận dùng
Rễ cây, vỏ rễ, vỏ thân, hoa và lá - Radix, Cortex Radicis, Cortex, Flos et Folium Paulowniae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc.
Ở nước ta, cây mọc ở nơi khí hậu ẩm ở độ cao 300-800m so với mặt biển, tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lào Cai.
Thành phần hóa học
Hạt chứa dầu (24%). Ở loài cây Bao đồng - Paulownia tomentosa (Thunb). Stend. hoa chứa acid ursolic và mattencinol.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không, làm nhạc cụ, gỗ đàn, đóng đồ dùng. Dân miền núi còn dùng làm chõ đồ xôi.
Lá dùng làm phân xanh.
Rễ dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau.
Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá tươi được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính.
Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính.
Bài viết cùng chuyên mục
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu
Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ
Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ, Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm.
Ngấy lá đay: hoạt huyết tán ứ
Quả ăn rất ngon, có mùi vị ngấy dâu, có thể dùng chế rượu. Rễ được dùng ở Trung Quốc làm thuốc hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết.
Mỏ sẻ, chữa ho
Loài của Lào, Việt Nam. Cây mọc ở bìa rừng từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Nhài leo: dùng rễ để trị nấm tóc
Cây nhỡ leo, cành non vuông, có lông như phấn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 4 - 7,5cm, rộng 2 - 3,5cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4 - 5 cặp, mỏng, mặt trên nâu đen.
Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu
Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu
Lá buông cao, cây thuốc
Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu
Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.
Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt
Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu
Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.
Mua tép có mào, tác dụng kháng nham
Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng
Bàng bí: cây thuốc bổ
Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt
Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.
Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.
Keo đẹp: thuốc long đờm
Cây Keo đẹp (tên khoa học là Acacia concinna) thuộc họ Đậu (Fabaceae) là một loại cây nhỡ leo, thường gặp ở chỗ sáng và bìa rừng của nhiều kiểu rừng, tới độ cao 1400m.
Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu
Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi