Hồi núi: cây thuốc có độc

2017-11-15 10:08 PM

Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồi núi, Đại hồi núi, Mu bu (Mèo) - lllicium griffithii Hook. f et. Thoms., thuộc họ Hồi - llliciaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 8 - 15m, tán tròn. Lá hình bầu dục, nhẵn, dai, không rụng, nguyên, dài 8cm, rộng 3cm, xếp 4 - 5 cái thành vòng giả: cuống dài 8 - 10mm. Hoa ở nách lá, đơn độc, có cuống hoa phát triển sau khi hoa nở, dài hơn cuống lá, thơm mùi Hồi. Quả có 10 - 13 đại, xếp toả tròn, dẹp bên, có bầu cụt ở gốc, hình vuông hay chữ nhật, kéo dài thành mỏ hẹp và cũng dài bằng bầu, nhọn cong về phía trong như lưỡi liềm.

Hoa tháng 3 - 4.

Bộ phận dùng

Rễ, quả - Radix et Fructus lllicii.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Viễn Đông, phân bố ở Đông Dương, Malaixia. Ở nước ta, cây Hồi mọc hoang rải rác trên núi đá vôi ở Lạng Sơn (huyện Chi Lăng), Hoà Bình (Đà Bắc), các tỉnh Tây Bắc và một số tỉnh phía Nam như Khánh Hoà (Vọng Phu), Lâm Đồng (Bảo Lộc, Lang Biang).

Thành phần hóa học

Quả Hồi núi cũng chứa tinh dầu giống tinh dầu cất từ hạt Tiểu hồi.

Tính vị, tác dụng

Quả hồi chứa chất độc. Mùi vị của dầu lúc đầu hầu như không có, sau có vị chát, thơm và có pha mùi của ớt và Hồ tiêu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được. Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng, chân tay lạnh, chảy nước rãi. Rễ cũng được dân gian dùng thay quả Hồi.

Bài viết cùng chuyên mục

Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp

Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.

Mí: trị đau nhức khớp

Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.

Đu đủ: cây thuốc bổ dưỡng

Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu, Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột.

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần

Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp

Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh

Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun

Nấm dai, nấu nước làm canh

Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn

Khảo quang: thuốc chữa tê thấp

Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.

Nhân trần Trung Quốc: chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật

Dùng chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật như vàng da đái ít, viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản; còn dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa.

Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống

Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp

Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp

Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát

Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.

Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

Ngải giun, tác dụng trị giun

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa

Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng

Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.

Bông ổi, hạ sốt tiêu độc

Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt

Đay quả dài, cây thuốc phòng đột quỵ

Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ

Cóc chuột: nước rửa phát ban sinh chốc lở

Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và những mụn loét ngoan cố, lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Dưa gang tây: cây thuốc trị sán

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.