Hồi, cây thuốc trị nôn mửa và ỉa chảy

2017-11-15 10:07 PM
Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đau xuyên bụng dưới lên, Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồi, Đại hồi - lllicium verum Hook. f et Thoms. thuộc họ Hồi - llliciaceae.

Mô tả

Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8 - 12cm, rộng 3 - 4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2 - 3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5 - 6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6 - 8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao đường kính 2,5 - 3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10 - 15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẫn bóng.

Hoa tháng 3 - 5, quả tháng 6 - 9.

Bộ phận dùng

1. Quả Hồi - Fructus Anisi Stellati, thường gọi là Bát giác hồi hương, 2. Tinh dầu Hồi -Oleum Anisi Stellati.

Nơi sống và thu hái

Hồi là loại cây của vùng Đông Á, hiện có ở một số tỉnh phía Nam Trung quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Còn được trồng ở Philippin và Jamaica. Ở nước ta, Hồi được trồng phổ biến ở các huyện phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, một số nơi ở Cao Bằng, và vài nơi khác ở Bắc Thái, Quảng Ninh. Vào tháng 7 - 9 và 11 - 12, người ta thu hái quả chín, đem tách quả ra từng mảnh bỏ hạt, rửa sạch, phơi trong mát cho khô. Khi dùng tẩm rượu sao (cách giấy) hoặc tẩm nước muối sao qua (cách giấy). Người ta thu hái quả Hồi đem về phơi nắng nhẹ cho khô hẳn, rồi cất lấy tinh dầu. Cũng có thể cất từ quả tươi.

Thành phần hóa học

Quả hồi chứa nhiều tinh dầu, nếu cất bằng phương pháp kéo hơi nước từ quả hồi tươi thì đạt hàm lượng 3 - 3,5%, tinh dầu lỏng, không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hồi là anethol (80 -90%); ngoài ra còn có pinen, d- pinen, l-phellandren, safrol, terpineol, limonen. Lá hồi cũng chứa tinh dầu nhưng độ đông đặc hơi thấp hơn. Hạt hồi không mùi, chỉ chứa dầu béo.

Tính vị, tác dụng

Hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ (kích thích bộ máy tiêu hoá), tiêu thực, giảm co bóp trong dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí (đau xuyên bụng dưới lên). Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng 4 - 8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1 - 4g quả dạng thuốc bột. Người ta cũng dùng quả ngâm rượu làm thuốc xoa bóp ngoài da. Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp). Hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị. Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, ức chế sự lên men ruột, gây trung tiện, long đờm và lợi tiểu nhẹ, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ cho gia súc.

Đơn thuốc

Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3 - 4 lần.

Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.

Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.

Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống trong 3 - 4 ngày liền.

Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.

Ghi chú

Tránh nhầm với loại Hồi có quả độc, có tên là lllicium religiosum Sieb. et Zucc., có các đại nhỏ hơn, không nhiều, có mũi nhọn rõ rệt ở đầu, mùi không thơm vì anethol mà có mùi của long não Sasafras.

Bài viết cùng chuyên mục

Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược

Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Lan san hô, thuốc chống độc

Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc

Ngọc vạn vàng: trị miệng khô

Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng

Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Cẩm cù khác lá: trị đau tê thấp

Hoa rộng 8mm trước khi nở, xếp thành tán nhiều hoa, với cuống tán có lông, dài 4cm, cuống hoa có lông mềm, dài 1,5cm

Mật cật gai: chống lại vi trùng lao

Mật cật gai, hay còn gọi là rễ gai, là một loại cây thuộc họ Cau, được biết đến với nhiều tác dụng trong y học dân gian. Cây thường mọc ở các vùng rừng núi và có nhiều đặc điểm nhận dạng riêng biệt.

Mỏ hạc, thuốc cường cân cốt

Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào ðỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài

Náng hoa đỏ: gây buồn nôn

Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.

Hy thiêm: thuốc trị phong thấp

Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.

Linh đồi: trị ho

Cụm hoa xim co khác gốc ở nách lá, Hoa thơm, màu trắng, lục hay vàng cao cỡ 2mm, bầu có ít lông.

Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt

Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.

Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa

Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.

Gáo, cây thuốc chữa ho

Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt

Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu

Hồi nước, cây thuốc thanh nhiệt giải biểu

Hồi nước có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khư phong trừ thấp, làm ngừng ho và giảm đau

Muồng Java, thanh nhiệt giải độc

Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện

Mẫu thảo quả dài: trị viêm ruột lỵ

Người ta thường gặp chúng trong những chỗ ẩm lầy, bãi cỏ, dọc các sông, trong các ruộng ngập, từ vùng thấp tới vùng cao 1600m khắp nước ta

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim

Có vị đắng tính hàn; có ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp đau nhức khớp xương, gẫy xương, chứng giun đũa