Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết

2017-11-15 12:53 PM

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hòe - Sophora japonica L. f. thuộc họ Đậu – Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỡ cao 5 - 6m, thân cành nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 11 - 17 lá chét mọc đối, hình bầu dục thuôn, dài 30 - 45mm, rộng 12 - 20mm, mặt dưới hơi có lông, hoa nhỏ, màu trắng hay vằn lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu thắt eo ở khoảng giữa các hạt thành một chuỗi lúc khô thì nhăn nheo, màu đen nâu, chia 2-5 đốt chứa 2-5 hạt hình bầu dục, hơi dẹt, màu đen bóng.

Mùa hoa tháng 5 - 8, mùa quả tháng 9 - 10.

Bộ phận dùng

Nụ hoa - Flos Sophorae lmmaturus, thường gọi là Hoè mễ: Hoa hoè - Flos Sophorae, hay Hoè hoa; và quả Hoè - Fructus Sophorae, hay Hoè giác.

Nơi sống và thu hái

Hoè được trồng từ lâu đời làm cây cảnh và cây thuốc ở nước ta, ở Nhật Bản, Trung Quốc (Hải Nam) và một số nơi khác ở Đông Nam Á. Ở nuớc ta, Hoè đuợc phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Người ta trồng Hoè bằng hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân. Sau 3 - 4 năm bắt đầu thu hoạch, cây càng sống lâu càng cho nhiều hoa. Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô; dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa, sao cháy tồn tính (80%) để cầm máu. Quả hái vào tháng 9 - 11, rửa sạch, đồ mềm, phơi hay sấy khô; dùng sống hay có thể sao qua. Khi dùng giã giập.

Thành phần hóa học

Nụ hoa Hoè chứa rutin, có thể đạt tới 34%. Còn có bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% ílavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin 4,3%. Hạt Hoè chứa 1,75% ílavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số alcaloid, cytisin, N-methyl cytisin, sophocarmin, matrin. Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomanan.

Tính vị, tác dụng

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não. Ngày nay ta biết được các tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của các mao quản, tác dụng kháng chiếu xạ, tác dụng hạ huyết áp. Hoa Hoè có tác dụng lương huyết, chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nụ hoa sao đem chữa xuất huyết, cháy máu cam, ho ra máu, băng huyết, trĩ cháy máu, xích bạch lỵ. Nụ hoa dùng uống chữa đau mắt, cao huyết áp, phòng ngừa đứt mạch máu não. Ngày dùng 8 - 10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.

Ngày dùng 6-12g dạng thuốc hãm hay sắc.

Đơn thuốc

Chữa các loại xuất huyết, đi lỵ ra máu, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu: dùng hoa Hoè (sao qua) 10 - 15g, hoặc dùng quả Hoè 8 - 12g sắc uống hoặc dùng hoa hoè sao đen 20g, Địa du sao đen 10g, Diếp cá 12g, nước 300ml, sắc còn 200ml.

Chữa người có huyết áp cao, đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, mắt đau sợ chói, khó ngủ: Hoè hoa sao, hạt Muỗng sao, hai loại bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng 10 - 20g; hoặc dùng riêng mỗi vị 10g hãm uống thay chè.

Chữa sốt xuất huyết khi sốt đã lui mà còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, hay trẻ em thường đổ máu mũi, chảy máu chân răng; trằn trọc khó ngủ: Cũng dùng Hoè hoa sao và hạt Muồng sao, tán bột, ngày dùng 10 - 20g; hoặc sắc 10g quả Hoè uống.

Chữa trĩ bị sưng đau: Quả Hoè phối hợp với Khổ sâm, lượng bằng nhau, nghiền thành bột hoà với nước bôi ngoài.

Bài viết cùng chuyên mục

Mít tố nữ, hạ huyết áp

Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ

Qua lâu trứng: thanh nhiệt giải độc hoạt huyết tán ứ

Gốc ở vùng Ấn Độ, Malaixia, phân bố ở Đông Himalaya, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo và quần đảo Malaixia, Java và Sumatra, cây mọc ở rừng thứ sinh

Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh

Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng

Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp

Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột

Nàng nàng: hành huyết trục ứ

Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.

Chùm rụm: sắc uống dùng chữa ho ra máu

Loài của Việt Nam và Campuchia, cây chỉ gặp ở Khánh Hoà Kontum, dân gian ở Kontum dùng lá Chùm rum cùng lá Sung sắc uống dùng chữa ho ra máu

Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau

Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp

Hổ vĩ mép lá vàng, chữa ho, viêm họng khản tiếng

Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng

Quyết lá thông: cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa đòn ngã tổn thương, nội thương xuất huyết, phong thấp đau nhức, viêm thần kinh toạ, kinh bế

Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở

Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.

Chuối hột: sử dụng trị sỏi đường tiết niệu

Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác, quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm, bắp chuối dùng ăn gỏi

Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng

Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Cola: sử dụng trong các trường hợp mất trương lực

Cây cola là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Trôm. Cây có lá đơn, mọc cách, hoa lớn màu trắng hoặc vàng nhạt, quả hình bầu dục chứa nhiều hạt. Hạt cola có vị ngọt đậm, hơi chát và chứa nhiều caffeine.

Mức, chữa đau yết hầu

Dùng chữa đau yết hầu, thương hàn, sốt rét. Cũng dùng chữa phong thấp viêm khớp và bệnh viêm gan vàng da, xơ gan, cổ trướng

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Cỏ diệt ruồi: dùng diệt ấu trùng sâu bọ

Người ta dùng toàn cây làm thuốc trợ sản và dùng ngoài làm thuốc trị sang độc, cũng dùng diệt ấu trùng sâu bọ, có thể dùng toàn cây hoặc rễ trị mụn nhọt và diệt sâu xanh ở rau

Bông vàng, uống làm thuốc tẩy

Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì

Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy

Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy

Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo

Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng

Lá hến, thuốc trị lỵ

Ở Ân Độ, nước hãm lá khô dùng trị lỵ, ỉa chảy, rong kinh và bạch đới. Cũng được dùng uống trục sỏi niệu đạo và tăng cường sự phát triển của bệnh sởi

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Nữ lang: cây thuốc chữa hysteria động kinh

Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến

Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận

Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương