Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn

2017-11-14 05:22 PM

Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoàng nàn, Mã tiền lá quế, Vỏ đoãn - Strychnos wallichiana Stend. ex. DC. (S. gaulthierana Pierre ex Dop), thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ mọc leo, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn đơn hoặc kép, đầu phình, mọc đối ở những cành non. Lá mọc đối, mép nguyên, dai, có 3 gân nổi rõ ở mặt duới, có hình dạng thay đổi, thường là bầu dục, dài 6 - 12cm, rộng 3 - 6cm. Hoa không cuống mọc thành chuỳ, dạng ngù ở đầu cành, phủ lông màu hung sâu. Quả   mọng hình cầu, đường kính 4 - 5cm, có vỏ quả ngoài cứng, dễ vỡ, dày 4mm.  Hạt nhiều, dạng đĩa, rộng 22mm hay hơn, dày 18mm, có lông mượt vàng ánh bạc.

Hoa tháng 6 - 8, quả tháng 9 - 11.

Bộ phận dùng

Vỏ thân và cành - Cortex Strychni Wallichianae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở nhiều vùng núi đá hay núi đất, trong các rừng rậm và rừng phục hồi thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Thái, Lạng Son, Thanh Hoá, Nghệ An. Thu hái vỏ thân, cành quanh năm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng phải chế để khử bớt độc, lấy vỏ Hoàng nàn ngâm vào nước lã hay nước vo gạo 24 giờ cho đủ mềm rồi cạo hết lớp vỏ vàng bọc ngoài đến lớp vỏ đen bên trong mới thôi. Lại ngâm tiếp vào nước vo gạo đặc trong ba ngày đêm nữa, mỗi ngày thay nước một lần, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, đựng vào lọ kín. Trước khi dùng đem sao qua, cũng có thể tẩm dầu vừng rồi mới sao. Sau khi sao, tán bột rây nhỏ mịn. Cần chú ý là phải chôn cất lớp vỏ cạo ra để tránh nhiễm độc; các dụng   cụ  dùng để chế biến cần phải ngâm, rửa thật sạch.

Thành phần hóa học

Vỏ thân chứa alcaloid toàn phần 5,28%, strychnin 2,34 - 2,93%, brucin 2,8%.

Tính vị, tác dụng

Vị rất đắng, tính ấm, rất độc; có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau. Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chữa phong hàn, tê thấp, đau nhức lưng, mình, chân tay, sau khi co quắp không vận động được, đau bụng thổ tả, phù thũng. Liều dùng, người lớn ngày uống từ 0,02 đến 0,05g, dạng thuốc bột; liều tối đa 1 lần 0,10g, trong ngày không quá 0,40g. Dùng ngoài tán bột ngâm rượu, bôi các vết loét, mụn ghẻ, Hoàng nàn còn dùng chế thuốc chữa chó dại cắn, chữa hủi, ghẻ lở.

Ở Malaixia, người ta dùng tẩm tên độc.

Ghi chú

Vỏ cây có độc, khi dùng phải hết sức thận trọng, không có kinh nghiệm không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Gạo: cây thuốc bổ âm

Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.

Chòi mòi Poilane: dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau

Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Đồng Nai

Duối rừng, cây thuốc cầm máu

Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây được dùng trị xuất huyết đường tiêu hoá và đau dạ dày, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, đòn ngã tổn thương

Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng

Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.

Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng

Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.

Móng bò Champion: hoạt huyết

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Ngô thù du: chữa ăn uống không tiêu

Vị cay, đắng, tính nóng, hơi độc, có tác dụng thu liễm, trừ phong, giảm đau, sát trùng, kích thích, lợi trung tiện, lợi tiêu hoá.

Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau

Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun

Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp

Ngút: trị giun đũa và sán xơ mít

Để trừ sán xơ mít, người ta dùng 300g hạt, giã và nghiền nhỏ, rồi trộn với mật ong, cho ăn vào buổi sáng sớm

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Móng bò Lakhon: phụ nữ sau sinh uống

Loài cây này phân bố chủ yếu ở Lào và các vùng phụ cận của Bắc Thái Lan và Bắc Việt Nam. Việc xác định chính xác phạm vi phân bố sẽ giúp bảo tồn và phát triển loài cây này một cách hiệu quả.

Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng

Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Nghệ: hành khí phá ứ

Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.

Cà chắc: ăn để ngừng sinh sản

Có nhựa màu trắng vàng, dễ đông đặc, Ở Campuchia, người ta dùng nhựa cây cho lợn nái ăn để làm ngừng sinh sản.

Môn đốm: thanh nhiệt tiêu thũng

Ở Trung Quốc, người ta dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, nguời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt cao ngất lịm, phổi sưng sinh ho.

Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc

Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine

Chong: làm thuốc trị đau bụng

Quả ăn được. Rễ được làm thuốc trị đau bụng Đồng Nai, Vỏ cây được dùng ở Nam Trung Bộ thay chay để ăn với trầu

Guồi tây, cây thuốc đắp mụn nhọt

Lá có độc, khi đem hơ nóng, được dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt, Thịt quả trắng, có nhiều dịch, rất thơm, vị chua, dùng ăn ngon

Mơ leo: trị bệnh dạ dày ruột

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Bạch chỉ nam, cây thuốc trị cảm mạo

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, Có thể thu hái rễ quanh năm, thường lấy ở những cây nhỏ

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt

Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết

Kính: thuốc khư phong tiêu thũng

Cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mép lá thường nguyên.

Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh

Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun