- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm
Hoàng manh, cây thuốc tiêu viêm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng manh, Thục quỳ - Malvastrum coromandelianum (L.) Garcke, thuộc họ Bông - Malvaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao dưới 1m, thường là 0,30-0,60m, có lông, phân nhánh.
Lá hình trái xoan đến trái xoan thuôn, dài 3 - 8cm, rộng 1,5 - 4cm, hoi có góc ở gốc, nhọn hoặc tù ở chóp, mép có răng thô; cuống lá dài 1 - 3cm; lá kèm hình dải, dài tới 8mm. Hoa thường ở nách lá, đơn độc hay tụ họp thành nhóm ít hoa, cuống hoa ngắn; đài nhỏ (tiểu đài) dạng lá bắc hẹp; đài hình chuông, có lông, dài tới 8mm; cánh hoa màu vàng nhạt, dài 7 - 9mm. Quả dẹt, có lông cứng, mỗi lá noãn khi chín có gai nhỏ, 2 cái ở lưng và một cái lớn hơn ở đỉnh. Cây ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu vào hè, thu.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Malvastri Coromandeliani.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc từ Mỹ châu nhiệt đới, nay phổ biến ở tất cả các vùng nóng của thế giới. Thường gặp mọc dọc đường đi, ở ven đồi quanh làng. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch và dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Hoàng manh có vị ngọt và dịu, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm tan máu ứ và nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được chỉ định dùng trị: 1. Viêm gan vàng da; 2. Viêm ruột; lỵ. 3. Thấp khớp, đau lưng; 4. Cảm lạnh, ho; 5. Viêm tiền liệt tuyến; 6. Nhiễm khuẩn trĩ nội. Dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, đinh nhọt và viêm mủ da; giã cây tươi đắp tại chỗ.
Ở Ân Độ, cây được xem như làm dịu, tan sưng và trị ho. Lá dùng đắp đau sưng nóng và vế t thương như là chất mát và xoa dịu. Hoa dùng như bổ phổi và làm ra mồ hôi.
Đơn thuốc
Thấp khớp đau lưng: Rễ Hoàng manh 30g, nấu cháo với đuôi lợn.
Viêm tiền liệt tuyến: Rễ hoàng manh tươi 60g sắc uống.
Nhiễm trùng trĩ nội: Hoàng manh 30g, Hồng hoa 9g, ruột già lợn vừa đủ, nấu cháo ăn.
Bong gân: Giã lá tươi làm thành miếng đắp lên các khớp sưng đau.
Nhuận tràng: Cây tươi sắc nước hay hãm nước sôi uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Mướp: thanh nhiệt giải độc
Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí
Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Màn màn hoa vàng, chữa nhức đầu
Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột
Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Hu đay, thuốc thanh lương, chỉ huyết
Có tác dụng thanh lương, chỉ huyết, giảm đau, Vỏ dùng làm dây buộc và được dùng chế bông nhân tạo
Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch
Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ
Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp
Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu
Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống
Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng
Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.
Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống
Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi
Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.
Giáng hương, cây thuốc điều kinh
Ở Campuchia, rễ cây Giáng hương, phối hợp với những vị thuốc khác, dùng để điều kinh, Dịch đỏ chảy ra từ vỏ cây, nếu sấy khô sẽ cho một chất nhựa
Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón
Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.
Gáo, cây thuốc chữa ho
Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu
Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst
Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt
Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.
Lương gai: trị ỉa chảy
Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Mưa cưa: uống sau khi sinh con
Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cây khá phổ biến ở Nam bộ, Đồng Nai, Sông Bé và Trung bộ Việt Nam, Khánh Hoà, Kon Tum, cũng gặp ở Lào.
Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ
Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn
Huyền sâm: thuốc chữa sốt nóng
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản.