- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng liên gai, Hoàng mù, Hoàng mộc - Berberis wallichiana DC., thuộc họ Hoàng liên gai - Berberidaceae.
Mô tả
Cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá. Lá đơn, thuôn nhọn, dài 4 - 7cm, rộng 1 - 1,5cm, mép có răng thưa, dày cứng, không lông; gân phụ 6 - 7 cặp; cuống 4 - 6mm; Hoa nhỏ màu vàng tập hợp thành chùm hay chuỳ ngắn; cuống hoa dài 5 - 7 ( -12)mm; lá đài 9 - 15 xếp 2 vòng; 6 cánh hoa xếp 2 vòng; nhị 6, có chỉ nhị xúc ứng động, bao phần mở bằng hai nắp; bầu 1 ô; noãn 1. Quả mọng, màu đỏ sau đen đen, chứa 3 - 4 hạt.
Hoa tháng 5 - 7; quả tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Berberidis. Có thể dùng cả thân.
Nơi sống và thu hái: Chỉ mới thấy ở vùng thị trấn Sa Pa (núi Hàm Rồng) và trên núi Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai ở độ cao 1.700 - 1.800m, cho tới 2.500m. Ở Sa Pa, người ta cũng dùng hạt để gieo trồng và sau 2 - 3 năm, đã có thể thu hoạch.
Thu hái rễ vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Thân cây thu hái quanh năm, cắt ngắn, phơi khô
Thành phần hóa học
Rễ và thân chứa các alcaloid: berberin, oxyacanthin, mubellantin.
Tính vị, tác dụng
Hoàng liên gai cũng có vị đắng, tính hàn và có tác dụng tương tự Hoàng liên.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày dùng 4 - 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên, bột. Cũng có thể dùng dạng chiết xuất berberin chlorua chế thành viên 0,05g, ngày uống 2 - 4 viên chia làm 2 lần. Rễ ngâm rượu hoặc sắc đặc ngậm chữa đau răng hoặc dùng ngâm rượu uống chữa những triêu chứng của bệnh tăng huyết áp như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau ngang lưng. Còn dùng làm nguyên liệu chiết xuất berberin.
Bài viết cùng chuyên mục
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Gừa: cây thuốc trị cảm mạo
Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.
Kinh giới nhăn: thuốc cầm máu giảm đau
Ở Trung quốc, cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống không tiêu, ỉa chảy.
Ngải thơm, trừ giun khai vị
Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi
Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc
Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm
Báng, cây thuốc bổ
Báng đã được nhân dân ta sử dụng từ thời đại các vua Hùng, Tổ tiên ta đã từng lấy bột trong thân cây và củ để ăn thay cơm
Hoàng đằng lá to, cây thuốc trị kiết lỵ, ỉa chảy
Nhân dân địa phương ở Đức Linh lấy về thay thế Hoàng đằng và cũng gọi nó là Hoàng đằng, làm thuốc chữa bệnh kiết lỵ, ỉa chảy, sốt rét và cảm sốt
Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Nuốt hôi: quả và lá đều có độc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy
Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi
Kim sương, thuốc trị cảm mạo
Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào
Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc
Ngọc nữ: trị viêm tai giữa mạn tính
Cây nhỡ nhẵn, nhánh gần như leo cuốn, sinh trưởng khoẻ. Lá mọc đối, xoan ngọn giáo, có mũi nhọn, mép nguyên dài.
Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi
Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.
Muồng truổng: trị đau dạ dày
Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ chữa mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa viêm gan hoặc hoàng đản.
Kim cang lá xoan, thuốc trị tê thấp
Cũng như các loại Kim cang khác, thân rễ dùng được làm thuốc trị tê thấp, đau nhức chân tay, lỵ không chảy máu và bệnh hoa liễu
Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh
Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.
Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.