- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng liên - Coptis chinensis Franch., thuộc họ Hoàng liên - Ranunculaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 40cm; thân rễ phình thành củ dài, đôi khi phân nhánh có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình 5 góc, thường gồm ba lá chét; lá chét giữa có cuống dài hơn, chia thuỳ dạng lông chim không đều; các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn; cuống lá dài 8-18cm. Cụm hoa ít hoa; hoa nhỏ màu vàng lục; 5 lá đài hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa nhỏ hơn lá đài; nhị nhiều, khoảng 20; lá noãn 8 - 12, rời nhau cho ra những quả đại dài 6 - 8mm, trên cuống dài.
Mùa hoa tháng 2 - 4, mùa quả tháng 3 - 6.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Coptidis; thường có tên Hoàng liên Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở độ cao 1300 - 1400m ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang và trên 1.500m ở Sapa tỉnh Lào Cai, trong rừng kín thường xanh. Ta cũng đã gây trồng để nhân giống bằng hạt hoặc bằng tách khóm. Thu hoạch Hoàng liên vào mùa đông (tháng 11 - 12), lấy rễ củ làm dược liệu. Đào rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ và gốc thân, phơi hay sấy khô. Khi dùng rửa sạch, ủ đến mềm, rồi thái mỏng, phơi trong râm cho khô để dùng sống hoặc tẩm rượu sao qua để dùng.
Thành phần hóa học
Người ta đã biết trong thân rễ có berberin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin và magnoflorin. Có tài liệu còn cho biết có worenin, columbamin và có alcaloid có nhâ n phenol và alcaloid không có nhân phenol.
Tính vị, tác dụng
Hoàng liên có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp, tả hoả, tiêu sưng, làm sáng mắt. Người ta cũng đã nghiên cứu về các tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm gây bệnh, tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá, chống loét đường tiêu hoá, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm v.v...
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã, mất ngủ, hôn mê nói cuồng. Còn dùng trị ung nhọt, sưng tấy, tai mắt sưng đau, miệng lưỡi lở, thổ huyết, chảy máu cam. Ngày dùng 2 - 12g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng cao lỏng Hoàng liên, hay berberin chlorhydrat.
Đơn thuốc
Kích thích tiêu hoá: Bột Hoàng liên 0,5g, bột Đại hoàng 1g, bột Quế chi 0,75g. Các vị trộn đều, chia ba lần uống trong ngày.
Sốt cao mê sảng, cuồng loạn, sốt phát ban hoặc điên cuồng phá phách: Hoàng liên, Đại hoàng, Chi tử, mỗi vị 8g, sắc uống.
Lỵ: Hoàng liên tán nhỏ 12g, uống mỗi lần 2g; ngày uống 2 lần. Có thể phối hợp với Mộc hương làm bột uống, hoặc phối hợp với Bạch đầu ông, Hoàng bá sắc nước uống.
Đau mắt đỏ, sưng húp, sợ chói, chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp mắt: Hoàng liên, Dành dành, Hoa cúc, mỗi vị 8g, Bạc hà, Xuyên khung mỗi vị 4g, sắc lên xông hơi vào mắt, và uống lúc thuốc còn ấm, ngày 3 lần. Hoặc dùng dung dịch Hoàng liên 5-30% làm thuốc nhỏ mắt.
Trẻ em tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi: Hoàng liên mài hoặc sắc với mật ong bôi vào hay cho ngậm.
Ghi chú
Ở Sa pa tỉnh Hoàng Liên Sơn, còn có một loài khác là Hoàng liên chân gà - Coptis quinquesecta Walp. cũng được dùng như loài trên.
Ở Trung Quốc, người ta còn dùng các loài khác như Coptis deltoidea C.Y. Cheng et Hsiaol; C. teetoides C.Y Cheng; ở Trung Quốc và Ân Độ đều dùng loài Coptis teela Wall.
Bài viết cùng chuyên mục
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Chạ bục: thuốc trị ho gà
Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ
Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Lan san hô, thuốc chống độc
Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc
Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.
Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao
Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Ba đậu tây, cây thuốc tiệt trùng
Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới được nhập trồng làm cây bóng mát dọc đường, có khi trở thành cây hoang dại. Vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt nhặt ở những quả chín
Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm
Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa
Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc
Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.
Cola: sử dụng trong các trường hợp mất trương lực
Cây cola là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Trôm. Cây có lá đơn, mọc cách, hoa lớn màu trắng hoặc vàng nhạt, quả hình bầu dục chứa nhiều hạt. Hạt cola có vị ngọt đậm, hơi chát và chứa nhiều caffeine.
Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh
Dung hoa chuỳ: cây thuốc trị phát ban
Quả chiết được dầu thắp, Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết, Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược
Bướm bạc: thanh nhiệt giải biểu
Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm
Đậu dại, cây thuốc hóa đờm
Dùng ngoài giã tươi đắp chữa vấp ngã bị thương, dao chém gây thương tích, Nhân dân cũng thường dùng rễ cây Đậu dại làm thuốc bồi bổ cho trẻ em
Ma hoàng, chữa cảm mạo ho
Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc
Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau
Cách lá rộng, trị phù thũng
Ở Ân Độ, người ta dùng lá làm thuốc uống trong và đắp ngoài trị phù thũng. Nhựa của vỏ cây dùng đắp nhọt đầu đinh