- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng kỳ - Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50 - 70cm. Rễ hình trụ, đường kính 1 - 2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15 - 25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5 - 20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn; hạt hình thận màu đen. Còn có một thứ (var. mongholicus (Bge) Hoicus) gọi là Hoàng kỳ Mông cổ cũng giống như trên, nhưng có số lá chét ít hơn (12 - 18) và nhỏ hơn cũng được sử dụng.
Mùa hoa tháng 6 - 7, mùa quả tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Astragali; thường gọi là Hoàng kỳ Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc được nhập trồng, mọc được ở nước ta, đang được nghiên cứu để phát triển. Người ta thu hái rễ của những cây 5 - 6 tuổi (ít nhất phải sau 3 năm trồng mới cho củ) vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Củ Hoàng kỳ chứa saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm; còn có cholin, betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I - V, III.
Tính vị, tác dụng
Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Dùng sống chữa bệnh đái đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thũng, phong thấp, trúng phong, bán thân bất toại. Tẩm mật sao dùng bổ khí thăng dương, làm hưng phấn, tăng lực. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc
Chữa phù thũng, phong thấp: Hoàng kỳ 5g, Cam thảo 2g, Phòng kỷ 5g, Quế chi 3g, Phục linh 6g, nýớc 300ml, sắc còn 100ml, uống trong ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, không muốn hoạt động, thích nằm, biếng nói, ngắn hơi, thở yếu, kém ăn, người xanh bủng, rù mỏi hay bệnh lòi dom do ỉa chảy lâu ngày, sa dạ con, sa dạ dày: Dùng Hoàng kỳ (tẩm mật sao), Đẳng sâm đều 10g, Bạch truật, Đương quy đều 8g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo đều 4g sắc uống.
Ghi chú
Đối với người âm hư, máu nóng gầy khô, hay bốc hoả, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, đường huyết cao hay huyết áp cao, cùng các bệnh ôn nhiệt, xuất huyết, viêm não, các loại sưng viêm đều cấm dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng
Bìm bìm ba thuỳ, dùng đắp trị đau đầu
Cây mọc ở bờ rào, lùm bụi ở đồng bằng tới độ cao 700m, khắp nước ta. Cành mang hoa; hoa quả, Có nhựa. Ở Malaixia, lá cây được dùng đắp trị đau đầu
Đót: cây thuốc trị ve chui vào tai
Thân lá dùng để lợp nhà, Cụm hoa già làm chổi, Lá dùng gói bánh chưng thay lá dong. Nước vắt chồi lá non dùng nhỏ tai trị ve chui vào tai.
Khoai na: thuốc lợi tiêu hoá
Vị cay, tính nóng, có độc, Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện.
Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn
Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.
Nghệ đen: phá tích tán kết
Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính
Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió
Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Găng tu hú: cây thuốc điều kinh
Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau
Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.
Bời lời đắng: đắp lên vết đau
Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán
Móng ngựa lá to, tác dụng chống nôn
Thân rễ làm rau ăn được. Dân gian ở Kontum dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trừ nôn mửa, cầm ỉa chảy, rễ dùng ngoài đắp làm thuốc cầm máu
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Ba đậu: cây thuốc long đờm
Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.
Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị
Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản
Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Chong: làm thuốc trị đau bụng
Quả ăn được. Rễ được làm thuốc trị đau bụng Đồng Nai, Vỏ cây được dùng ở Nam Trung Bộ thay chay để ăn với trầu
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Cần: chữa cao huyết áp
Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.
Lim: cây thuốc có độc
Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.
Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa
Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da