Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

2017-11-14 03:44 AM

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoàng kinh, Ngũ trảo hay Chân chim - Vitex negundo L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbena- ceae.

Mô tả

Cây có kích thước thay đổi, thường cao 3 - 5m, có cành phủ lớp lông dày đặc và mịn, màu xám hay xám nâu. Lá mọc đối có cuống, có 3 - 5 lá chét hình ngọn giáo nhọn, mép nguyên hay có răng, dài 5 - 10cm, rộng 2,5cm, màu lục trắng nhạt. Hoa nhỏ, nhiều, mọc thành chuỳ xim ở ngọn, phủ một lớp lông màu xám trắng hay xám nâu. Quả dạng quả mọng, màu đen hay vàng, lõm ở đỉnh, bao bởi đài đồng trưởng, chứa 4 hạt.

Mùa hoa quả tháng 5 - 7.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Viticis Negundo; thường gọi là Hoàng kinh tử. Lá và rễ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định tới Sông Bé, Tiền Giang, Kiên Giang. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành vào đầu mùa mưa. Thu hái lá, rễ, vỏ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Quả thu hái vào mùa hè thu, phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Lá tươi chứa 0,05% tinh dầu, lá phơi khô chứa một alcaloid; người ta đã tách được alcaloid nishindin.

Tính vị, tác dụng

Lá vị cay, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải biểu, hoá thấp, lợi tiểu, điều kinh và trừ giun. Quả vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng khư phong, trừ đàm, hành khí, giảm đau, trừ giun. Rễ bổ, hạ nhiệt và làm long đờm. Vỏ cây kích thích tiêu hoá và làm long đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút cho bớt nhức đầu. Sắc uống chữa đau lâu, đái ra máu, sưng mình mẩy, viêm ruột và trị lỵ. Có người dùng lá tươi lót xuống giường thành đệm nằm cho bớt nhức mỏi và đắp hòn dái sưng đau (Thiên truỵ). Ở Trung Quốc, lá được dùng trị cảm mạo, viêm ruột và trị lỵ. Ở Ân Độ, người ta dùng lá khô quấn thuốc hút trị đau đầu và xuất tiết.

Quả, hạt sắc nước cho phụ nữ uống chữa kinh nguyệt khó khăn, không đều, bạch đới và cũng dùng uống cho ra mồ hôi, bớt nhức đầu. Còn dùng trị bệnh về tim và hen suyễn. Người ta cho rằng nó có tính chất làm bền răng, giảm đau đầu, đau mắt, đau tai. Ở Trung Quốc, quả được dùng trị cảm mạo, ho đờm, thở khò khè, nhức mỏi sốt rét, đau dạ dày, sa bọng đái và bệnh trĩ.

Ở Ân Độ, người ta dùng quả làm thuốc trị giun.

Rễ dùng sắc nước uống trị bệnh sốt rét và giã nát lấy nước uống làm thuốc trị ho.

Vỏ cây giúp làm ăn ngon cơm, dễ tiêu hoá và cũng dùng chữa hen suyễn.

Thường dùng 2 - 4g hạt, 30g rễ, 40-80g lá tươi sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài viết cùng chuyên mục

Mít tố nữ, hạ huyết áp

Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ

Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc

Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh

Me nước, trị bệnh đái đường

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc

Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu

Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương

Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh

Măng leo, thuốc thông tiểu

Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành

Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.

Muồng Java, thanh nhiệt giải độc

Quả ăn với trầu, nhưng cũng gây ra những rối loạn như bị say rượu, Trung Quốc, người ta dùng quả trị đau dạ dày, sốt rét, cảm mạo, sởi, thuỷ đậu, bị tiểu tiện

Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng

Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.

Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình

Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp

Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Nghệ trắng: hành khí giải uất

Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.

Nho đất: làm thuốc trừ thấp

Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu

Húng cây, thuốc làm dễ tiêu

Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi

Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch

Mít nài: cây thuốc

Ở Campuchia, người ta dùng lõi gỗ để chế một loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng làm thuốc đắp trong khoa thú y.

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng

Ngấy: chữa tiêu hoá kém

Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ; có tác dụng giúp tiêu hoá, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí, thêm sức, giải độc, tiêu phù.

Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều

Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh

Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi

Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng