- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng cầm râu, Bán chi liên - Scutellaria barbata D. Don (S. rivularis Wall.) thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 0,2 - 0,5m, thân không lông. Lá mọc đối, phiến xoan thon, dài 1-2cm, mép có răng đều, gân phụ 3 - 4 cặp; cuống ngắn, 1mm. Cụm hoa dài 3-5cm, ở ngọn; lá bắc thon hẹp; đài hình chuông cao 2,5mm có 2 môi, môi trên mang một cái khiên (thuận) hình chóp có lông, rụng sớm, môi dưới tồn tại; tràng màu xanh có lông thưa, cao 7 - 9cm, chia 2 môi, môi trên 3 thuỳ, môi dưới t ròn, miệng rộng, nhị 4, bao phấn có ít lông.
Hoa tháng 4 - 10, quả tháng 6 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Scutellariae Barbatae, thường gọi là Bán chi liên
Nơi sống và thu hái
Cây mọc trong các ruộng khô, gặp ở Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Bắc, Bắc Thái, Hà Giang. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè, lúc cây ra hoa. Rửa sạch, phơi khô, bó lại để dùng.
Thành phần hóa học
Trong cây có scutellarein, scutellarin, carthamidin, isocarthamidin.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Khối u tân sinh; 2. áp xe phổi (Lao phổi xơ); 3. Viêm ruột thừa; 4. Viêm gan, xơ gan cổ trướng. Dùng ngoài trị các loại mụn nhọt sưng đ au, viêm vú, viêm mủ da, sâu quảng, rắn độc cắn, sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 20 - 40g, có thể tới 80g, dạng thuốc sắc để uống trong. Dùng ngoài với lượng cây tươi vừa đủ, giã ra đắp và nấu nước rửa. Người ta còn dùng thay ích mẫu trị bệnh phụ khoa.
Đơn thuốc
Chữa ung thư phổi, ung thư gan, ung thư trực tràng ở thời kỳ đầu (ở Trung Quốc): Hoàng cầm râu 40g và Lưỡi rắn trắng (Bạch hoa xà thiệt thảo) 80g, cho vào 600ml nước, sắc còn 200ml, chia uống trong ngày vào lúc đói. Cũng có thể nấu thành nước uống thay trà hàng ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Cậy: thuốc giải nhiệt
Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.
Chùm bao lớn: chữa lở ngứa ngoài da
Dùng uống trong chữa phong hủi, lở ngứa ngoài da, giang mai, hay nấu với Hạt gấc, Khinh phấn, Hùng hoàng, dầu Vừng để bôi ngoài
Đại trắng, cây thuốc xổ
Vỏ rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng xổ, chuyển hoá, làm sạch. Hạt có tác dụng cầm máu, Nhựa có tác dụng tiêu viêm, sát trùng
Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt
Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Nuốt hôi: quả và lá đều có độc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang
Mò răng cưa, thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính mát, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ sốt rét, làm liền xương, khư phong trừ thấp, tránh thai. Đây là một trong số ít cây thuốc có tác dụng kháng histamin
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích
Lục thảo, thanh nhiệt giải độc
Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm
Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp
Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da
Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da
Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ
Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Muồng lá tù: nhuận tràng thông tiện
Muồng lá tù, còn được gọi là đậu ma, với tên khoa học Cassia obtusifolia L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường mọc hoang ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm cả Việt Nam.
Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm
Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống
Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu
Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin
Nai (cây): chữa vết thương
Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.
Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.
Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt
Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông
Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.
Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá
Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.
Móng bò chùm: trị đau đầu và sốt rét
Loài phân bố ở Đông Bắc Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Cây mọc ở trong rừng thưa có cây họ Dầu, ở vùng cao nguyên và bình nguyên Đắc Lắc, Bình Thuận.
Cánh diều: uống chữa nhức mỏi
Nhân dân dùng rễ sắc uống chữa nhức mỏi, da thịt tê rần, gân xương khớp đau nhức và bại liệt. Thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác
Nấm dắt: dùng nấu canh
Nấm dắt mọc thành cụm, có khi thành đám lớn, thường mọc rộ sau những ngày oi bức, có mưa rào ở trong rừng và ven rừng nước ta, cả trên bãi cỏ và trên đất vùng đồng bằng.
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.