- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoàng cầm - Scutellaria baicalensis Georgi (S. macrantha Fisch.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30 - 50cm, thân vuông, phân nhánh nhiều. Rễ phình to thành hình chuỳ, mặt ngoài màu vàng sẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng. Lá mọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểm tuyến đen. Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím; tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị (2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn. Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tṛn màu đen.
Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 8 - 9.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm. Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Sibêri, Bắc Trung Quốc đã được di thực vào nước ta. Trồng bằng hạt vào mùa xuân, phát triển tốt. Cũng có người trồng làm cảnh. Cây ngủ mùa đông, mùa xuân lại đâm chồi mọc lại. Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua.
Thành phần hóa học
Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: baicalin, bacalein, wogonoside, wogonin, skullcapflavone I, H, oroxylin A; còn có tanin và chất nhựa.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tả hoả, giải độc, cầm máu, an thai.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Đơn thuốc
Chữa phế nhiệt, ho ra máu, sưng phổi, thổ huyết: Hoàng cầm tán nhỏ, uống mỗi lần 4 - 5g, ngày uống 2 - 3 lần với nước cơm hoặc nước sắc Mạch môn làm thang.
Chữa đau bụng đi lỵ ra máu mũi, hay đau bụng khan: Hoàng cầm, Bạch thược mỗi vị 10g, tán bột sắc uống.
Chữa động thai, đau bụng, kém ăn, bồn chồn: Hoàng cầm, Bạch truật, Củ gai, mỗi vị 10g sắc uống.
Chữa vết cứu, bỏng ra máu không dứt: Hoàng cầm tẩm rượu sao, tán bột uống 6 - 12g.
Bài viết cùng chuyên mục
Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích
Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
Chổi đực: dùng trị đau thấp khớp
Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ, Người ta dùng lá giã ra lấy dịch để rửa các vết lở loét cũng dùng đắp trị viêm mắt
Nuốt hôi: quả và lá đều có độc
Loài phân bố ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi các tỉnh Hà Tây, Kontum, Ninh Thuận, Đồng Nai và An Giang
Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng
Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Lạc thạch, thuốc trị đau lưng
Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương
Cà nghét: làm thuốc tẩy xổ
Loài cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi. Thu hái rễ quanh năm; thường dùng tươi.
Cang ấn: thuốc chữa sốt
Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn
Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc
Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc
Cà rốt: trị suy nhược
Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.
Cối xay: cây thuốc thanh nhiệt giải độc long đờm
Cối xay có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu, lá có nhiều chất nhầy dịu kích thích.
Hành tây: cây thuốc kích thích lợi tiểu
Hành tây là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Hành. Củ hành là phần phình to của thân cây, bao gồm nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Vảy hành có thể có màu trắng, vàng hoặc đỏ tím tùy giống.
Khổ diệp, thuốc hạ nhiệt
Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao Sơn la, Lào cai, Tuyên quang, Thanh hoá, Nghệ an qua Quảng trị đến Kontum
Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở
Húng cây, thuốc làm dễ tiêu
Thân lá cũng dùng làm thuốc, thường dùng hãm uống coi như làm dễ tiêu, có hiệu quả đối với bệnh đau bụng, nói chung, cây có tác dụng làm thông hơi
Gạo: cây thuốc bổ âm
Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ, Cũng dùng như trà uống vào mùa hè, Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược.
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi
Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt
Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá
Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú
Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp
Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ
Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng