- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt
Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoắc hương núi - Agastache rugosa (Fisech. et Mey.) O. Kize, thuộc họ Hoa Môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc đứng, phân nhánh cao đến 1,5m, thân vuông ít lông. Lá có phiến tương đối to hình trái xoan cụt hay hình tim ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2,5 - 11cm, rộng 1,5 - 6,5cm, mỏng, như không lông, khía tai bèo hay có răng to không đều; gân từ gốc 3, gần phụ 3 cặp; cuống mảnh, dài 1 - 1,5cm, Cụm hoa bông đứng hình trụ với nhiều vòng hoa sít nhau; đài dài 6-9mm, không lông, 5 răng, răng trên to hơn cả, tràng tía hay đỏ, môi trên chẻ hai, môi dưới 3 thuỳ, thuỳ giữa to, lõm, nhị 4. Quả bế nhỏ, bóng.
Mùa hoa 6 - 7 có quả tháng 10 - 11.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Agastaches. Ở Trung quốc, vị thuốc thường được gọi là Hoắc hương.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở vùng cao của nước ta, như ở Sapa và vùng núi Nghệ An. Người ta thường thu hái toàn cây, trước khi cây ra hoa, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Ở Nhật bản và Trung quốc, người ta đã tìn thấy trong cây có methylchavicol, anisaldehyd, p-methoxy-cinnamic aldehyd và d-limonen. Lá và thân chứa flavonoid. Rễ chứa acid – 3 – O - acetyloleanolic, một hợp chất diterpen. Còn có acid rosmarinic.
Tính vị, tác dụng
Cây có tính năng như cây Quảng hoắc hương. Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa ngoại cảm phong nhiệt, phổi nhiệt, huyết áp cao, sưng đau họng, viên phế quản, viêm phổi, mụn nhọt, rắn độc cắn. Cũng dùng làm thuốc mạnh dạ dày, giúp tiêu hoá, chữa đau bụng đi ngoài.
Ở Trung quốc, rễ, hoa và hạt dùng chữa bệnh về mắt và xem như có tác dụng khử lọc. Lá được dùng làm thuốc trợ tiêu hoá và gây trung tiện để chữa bệnh khó tiêu, nôn mửa, đau bụng và đau dạ dày. Có nơi còn dùng toàn cây chữa cảm mạo phát nhiệt, phong thấp đau nhức xương, ngứa lở ngoài da.
Bài viết cùng chuyên mục
Nô: cây thuốc đắp chữa ngón tay lên đinh
Loài của Đông Nam Á và châu Đại Dương, có phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và Malaixia
Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt
Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.
Cầm mộc: chữa lở ngứa
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm
Nam xích thược, dùng trị cảm gió
Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Lucuma, Lêkima, cây thuốc
Cây gỗ nhỏ, thân dày và cành khoẻ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, nhẵn, dày, dai, xanh đậm, dài 10-15cm. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng
Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh
Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Đơn trâm: cây thuốc
Đồng bào dân tộc gọi cây này là Ta cao và sử dụng rễ hãm nước uống để trục đỉa mén chui vào bụng, kinh nghiệm dân gian này chưa được kiểm tra.
Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ
Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc
Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại
Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.
Cỏ mần trầu: cây thuốc dùng trị cao huyết áp
Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một, Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Quả nổ sà: làm thuốc gây nôn
Loài cây của á châu nhiệt đới, phát tán sang tận đông châu Phi và cũng gặp ở các đảo Antilles, Ở nước ta, cây chỉ mọc ở các tỉnh Nam Bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang.
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống
Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực
Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.
Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị
Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc
Mào gà trắng, làm sáng mắt
Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm
Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo
Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức
Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.
Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ
Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.