- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hoắc hương - Pogostemon cablin (Blanco) Benth., thuộc họ Hoa môi - Lamiaeae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 60 cm. Thân vuông, màu nâu, có lông dày mịn.
Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, có lông ở cả hai mặt. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả bế, có hạt cứng.
Mùa hoa quả tháng 5 - 6; nhưng ít gặp cây có hoa.
Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất - Herba Pogostemonis; thường gọi là Quảng hoắc hương.
Nơi sống và thu hái
Loài của vùng Ân Độ - Malaixia, phân bố ở Ân Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaixia, Indonexia thường được trồng lấy cành lá làm thuốc. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành giâm vào mùa xuân. Thu hái cây lá quanh năm, chủ yếu là trước khi cây ra hoa, đem rửa sạch, phoi khô.
Thành phần hóa học
Cây chứa tinh dầu (1,2%) mà thành phần chủ yếu là alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%) và một số thành phần khác như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin.
Tính vi, tác dụng
Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau. Lá có tác dụng hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa cảm mạo trúng nắng, trúng thực, nhức đầu, sổ mũi, đau mình, nôn mửa, đau bụng ỉa chảy ngực bụng đau tức, ợ khan, hôi miệng.
Đơn thuốc
Cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi: Hoắc hương 6 - 12g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như Kinh giới, Tía tô, Ngải cứu, Hương nhu.
Ho: Hoắc hương phối hợp với lá Chanh, Gừng, Chua me đất, Cam thảo đất.
Chữa ăn uống không tiêu, sôi bụng: Hoắc hương 12g, Thạch xương bồ 12g, hoa cây Đại 12g, vỏ Bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột, trộn đều uống trước bữa ăn nửa giờ, mỗi lần 2g với nước chè nóng, ngày uống 3 lần.
Chữa cảm mạo, sốt ăn không tiêu, đau bụng (Bài Hoắc hương chính khí): Hoắc hương 12g, Tô diệp 10g, Thương truật 8g, Cam thảo 3g, Trần bì 5g, Đại táo 4 quả, Hậu phác 3g, Phục linh 8g. Tất cả tán bột đều chia thành từng gói 8 - 10g. Người lớn uống mỗi lần 1 gói, ngày 2 - 5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng, từ 2 - 3 tuổi mỗi lần uống 1/4 gói, từ 4 - 7 tuổi mỗi lần uống 1/3 gói. Từ 8 - 10 tuổi mỗi lần 1/2 gói.
Ghi chú
Người cơ thể gầy yếu, thiếu máu, huyết áp cao, ngủ kém, đại tiện khó, tiểu tiện ít và vàng đỏ, không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Phong vũ hoa: dùng trị mụn nhọt ghẻ lở
Ở Vân Nam Trung Quốc, cây và thân tươi được dùng trị mụn nhọt ghẻ lở, đòn ngã sưng đỏ, rắn độc cắn, thổ huyết, băng huyết
Bánh hỏi, cây thuốc tẩy giun
Nhựa mủ làm giảm sưng tấy. Rễ và lá có vị cay, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết lợi yên, hạ huyết áp, tiêu thũng chỉ thống
Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ
Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường
Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun
Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.
Bướm bạc Campuchia, làm thuốc trị ho
Người ta dùng hoa làm thuốc trị ho, hen, sốt rét có chu kỳ, đau thắt lưng. Dùng ngoài để chữa các bệnh về da. Lá cũng dùng làm trà uống giải nhiệt
Nấm sữa, ức chế báng nước
Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước
Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương
Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Khúc khắc, thuốc chữa thấp khớp
Dùng chữa thấp khớp đau lưng, đau xương, đau khớp, Cũng dùng chữa mụn nhọt, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, ngộ độc thủy ngân
Bời lời thon, thuốc đắp trị bong gân
Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Vĩnh Phú, Hoà Bình, Nghệ An, Bình Định, Kontum, Gia Lai, Ninh Thuận. Có thể thu hái vỏ quanh năm
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Nho dại: dùng trị phong thấp
Quả có thể dùng ăn và chế rượu, rễ được dùng trị phong thấp, khớp xương đau nhức, viêm gan vàng da, tiêu hoá kém, cụm nhọt, viêm vú.
Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống
Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim
Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa
Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa
Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế
Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Lấu ông: cây thuốc
Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Mẫu kinh, trị cảm cúm
Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ
Lương gai: trị ỉa chảy
Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Màn đất: thanh nhiệt giải độc
Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương