Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng

2017-11-15 10:10 PM
Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hồ lô ba - Trigonella faenum graecum L., thuộc họ Đậu - Fabaceae

Mô tả

Cây thảo có thân tròn, mọc đứng, cao 20 - 80cm, sống hằng năm, có rễ chính phát triển. Lá mọc so le có 3 lá chét xoan ngược, dài 1 - 3,5cm, rộng 0,5 - 1,5cm, mép có răng ở nửa trên, gân phụ 4 cặp; cuống dài 1,5 - 2cm; lá kèm nhọn, dài 4 - 6mm. Hoa ở nách lá, mọc đơn độc hay từng đôi; đài có lông, có răng nhọn; tràng dài bằng hai đài, màu vàng nhạt hay trắng. Quả hình trụ thẳng hơi cong, dài 10 - 12cm, rộng 4 - 5mm, hơi nhẵn, có mỏ nhọn ở đầu; hạt nhiều (10 - 12cm), màu nâu trắng, hơi hình thoi, dẹp, rất cứng, có mùi thơm.

Hoa tháng 4 - 6, quả tháng 7 - 8.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Trigonellae, thường gọi là Hồ lô ba

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng ôn đới ở châu Âu và cả ở Bắc Phi châu, là cây thức ăn gia súc, nhưng cũng thường được trồng, có ưu thế là có chu kỳ sống nhanh, chỉ cần 3 - 5 tháng là có thu hoạch; mỗi năm có thể thu hoạch ba lứa. Thu hái quả phơi khô, đập lấy hạt dùng. Ta cũng có trồng thí nghiệm ở vườn thuốc Văn Điển.

Thành phần hóa học

Hạt chứa protein 26%, lipit không trung hoà 7%.

Các chất chính là trigonellin, diosgenin-ũ D-glucoside (1%), vitexin, saponaretin, isoorentin, vitegin - 7 glucoside, vicenin l, ll.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng tính ấm; có tác dụng ôn thận, tán hàn, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận.

Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp.

Ở Tuynidi, hạt làm bột lẫn nước đường, dùng cho người gầy yếu, đi tả, đau bụng, sốt rét, đau dạ dày ở trẻ sơ sinh; có thể sắc hạt lấy nước uống. Người ta còn dùng bột trộn với dầu ôliu ăn trị ho.

Nước sắc hạt dùng súc miệng trị đau bụng và còn dùng hạt ngâm trong nước hoa hồng làm thuốc nhỏ mắt đau. Người ta cũng dùng Hồ lô ba chữa nhiều bệnh ngoài da như mụn nhọt, apxe bằng cách dùng bột hạt hoà nước làm thuốc đắp. Các ngọn cây có hoa hơ lửa cho bốc hơi rồi đắp nóng và băng lại dùng trị chín mé.

Bài viết cùng chuyên mục

Cầy: chữa no hơi đầy bụng

Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Ngổ trâu: sử dụng như thuốc điều kinh

Người ta thường thu hái làm rau ăn. Cũng được sử dụng như là thuốc điều kinh.

Lan trúc, thuốc thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Đông Nam Ân Độ, Xri Lanca, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Cây mọc ở ven ruộng, ven đường, nơi ẩm, ngoài nắng

Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng

Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội

Găng gai cong: cây dùng làm giải khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.

Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa

Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.

Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy

Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp

Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu

Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường

Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết

Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm

Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc

Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Ngọc vạn vàng: trị miệng khô

Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.

Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc

Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.

Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.

Cà: chữa các chứng xuất huyết

Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.

Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.

Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt

Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta

Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng

Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm

Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.

Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng

Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.

Cải kim thất, chữa phong thấp

Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng

Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.