- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu
Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hồ đào, Óc chó - Juglans regia L., thuộc họ Hồ đào - Juglandaceae.
Mô tả
Cây to, có thể cao tới 30m; vỏ nhẵn và màu tro. Lá dài tới 40cm, kép lông chim lẻ với 5 - 9 lá chét hình trái xoan nguyên, dài 6 - 15cm, rộng 3 - 6, có gân giữa lồi ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu lục nhạt; hoa đực xếp thành đuôi sóc thõng xuống; hoa cái xếp 2 - 5 cái ở cuối các nhánh. Quả hạch to có vỏ ngoài màu lục và nạc, dễ hoá đen khi chà xát, vỏ quả trong hay vỏ của hạch rất cứng, có 2 van bao lấy hạt với 2 lá mầm to, chia thuỳ và nhăn nheo như nếp của óc động vật.
Hoa tháng 5, quả tháng 9 - 10.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Juglandis, thường gọi là Hồ đào nhân. Người ta cũng dùng lá.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc ở Á, Tiểu Á và thuần hoá từ lâu ở các vùng ôn đới ở Âu châu. Ở nuớc ta cũng có trồng ở Lao Cai (Sapa), Hà Giang (Phó Bảng, Đồng Văn) và Cao Bằng.
Có thể thu hái lá quanh năm, còn quả thu hái vào tháng 9 - 10, đập vỏ hạch lấy nhân.
Thành phần hóa học
Trong nhân có nước 17,59%, protid 11,05%, lipid 41,98%, chất dẫn xuất 26,50%, cellulose 1,30%, tro 1,60%. Nhân hạt chứa dầu mau khô gồm phần lớn là các glycerid của acid linoleic và linolenic. Hạch rất giàu hydroxy-5-tryptamin. Nó cũng giàu đồng và kẽm; còn có K, Mg, S, Fe, Ca và các vitaminA, B, C, P. Dầu hạt óc chó có mùi đặc biệt dễ chịu nhưng dễ bị hôi.
Tính vị, tác dụng
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da. Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận, định suyễn nhuận tràng. Người ta cho là nhân hạt rất bổ dưỡng vì có nhiều protid, có thể chống tràng nhạc, nhuận tràng, trị ỉa chảy, trị giun, dẫn lưu hệ da và bạch huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi, ngày dùng 4 - 12g, phối hợp với các vị thuốc khác.
Ở Trung quốc, hạt Hồ đào dùng chữa thận hư đau lưng, hư hàn ho suyễn, đại tiện khó khăn, đau chân tay.
Ở Âu châu, hạt dùng trị đái đường, ỉa chảy, tràng nhạc, bệnh ngoài da, lao phổi, đái dầm, ký sinh đường ruột. Lá tươi dùng làm thuốc đặc hiệu chữa bệnh thuộc tạng lao, tràng nhạc, các bệnh về da như chốc lở, ghẻ ngứa, phát ban da (dùng dưới dạng nước sắc uống hay nấu nước tắm). Nó cũng có tính giảm áp lực và giảm glucose - huyết nhẹ.
Đơn thuốc
Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái luôn vãi đái, tiết tinh: Hạt óc chó 12g, Ba kích 10g, Nhân quả Ré (Ích trí nhân), Ô dược, Cẩu tích đều 8g, sắc uống.
Chữa bị thương đau nhức: Dùng hạt óc chó giã nhỏ hoà với rượu uống, và giã lá tươi hay vỏ quả đắp rịt ngoài.
Chữa người già hen suyễn và người đái ra cát sỏi: Giã hạt óc chó nấu cháo thường ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt
Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.
Loa kèn đỏ, đắp cầm máu
Gốc ở Nam Mỹ, được nhập vào trồng làm cảnh khá phổ biến với tên Amaryllis, người ta cũng tạo được những thứ có màu trắng hay màu vàng cam
Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng
Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng
Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng
Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày
Hương thảo: thuốc tẩy uế
Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.
Kháo vàng bông: thuốc giãn gân
Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.
Lim vang, thuốc uống trị ho
Gỗ đỏ vàng, khá cứng, dùng làm ván cột, cày. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung rép Parkia sumatrana làm thuốc hãm uống trị ho
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Ba kích lông, cây thuốc ngừng ho
Cây mọc ở các tỉnh phía Nam, gặp nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Thu hái rễ quanh năm, Rễ gầy và ít thịt hơn Ba kích
Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt
Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt
Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật, Thường phối hợp với các vị thuốc khác
Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu
Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.
Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
Kim cang lá thuôn, thuốc trị bệnh tê thấp
Ở Ân độ, người ta dùng rễ tươi lấy dịch để điều trị bệnh tê thấp và dùng bã đắp lên các phần đau
Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng
Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.
Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Vị cay, đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh
Cậy: thuốc giải nhiệt
Quả phơi khô dùng ăn và được dùng làm thuốc giải nhiệt, trị táo bón và thúc đẩy sự bài tiết. Hạt được sử dụng ở Trung Quốc như thuốc làm dịu.
Nho đất: làm thuốc trừ thấp
Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu
Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu
Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.
Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá
Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.