- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hành tăm, Hành trắng, Nén - Allium schoenoprasum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
Mô tả
Cây thảo, giống dạng cây Hành hương, nhưng có kích thước nhỏ hơn, thường chỉ cao 10 - 15cm cho tới 20 - 30cm. Thân hành (củ) trắng to bằng ngón tay út hay hạt ngô, đường kính cỡ 2cm, bao bởi những vẩy dai. Lá và cán hoa hình trụ rỗng, nhỏ như cái tăm (do vậy mà có tên như trên). Cụm hoa hình đầu dạng cầu mang nhiều hoa có cuống ngắn.
Bộ phận dùng
Củ - Bulbus Allii Schoenoprasi.
Nơi sống và thu hái
Cây gần như mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải tới Himalaya, được mang vào trồng ở nước ta từ lâu đời, thường trồng làm rau ăn và lấy củ làm thuốc. Có thể nhân giống như Hành hoa, bằng hạt hay tách bụi vào vụ Đông xuân. Thu hoạch củ vào mùa hè thu. Khi dùng rửa sạch, giã nát, thường dùng tươi. Cũng có thể sắc uống.
Thành phần hóa học
Cây cũng chứa tinh dầu và các sulfit hữu cơ như các loại hành, có chất kháng sinh alliin.
Tính vị, tác dụng
Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng. Ở Ân Độ, người ta cho là nó có tính chất như Hành tây.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Hành tăm thường được dùng làm gia vị có mùi vị tựa hơi Hành hoa. Thường dùng làm thuốc giải cảm, trúng phong, thấp nhiệt, thời khí, ôn dịch, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi, ho tức ngực; chữa đầy bụng, bí đại tiểu tiện và an thai. Cũng dùng chữa rắn độc và chó dại cắn. Liều dùng 12 - 24g.
Đơn thuốc
Trị cảm hàn: Dùng Hành tăm giã nát hoà nước uống trong và đánh gió ở ngoài.
Trị ăn trúng độc: Giã nát, thêm rượu cho uống.
Trị bí đái trướng đầy: Giã giập sao, nóng đắp lên vùng bàng quang.
Trị trúng phong á khẩu: Dùng Hành tăm 20 củ đâm nhỏ vắt nước, dùng lông gà thoa vào cổ mửa nhớt ra.
Trị rắn độc, sâu bọ cắn: Dùng Hành tăm 7 củ, nhai nuốt nước, lấy bã đặt vào nơi bị cắn, cấp thời, rồi chạy thuốc khác.
Rắn hổ đất cắn: Hành tăm 3 đồng cân, cây Xương khô, rễ Đu đủ ngô đều 2 đồng, phèn xanh một cục, muối hột một cục, đâm nhỏ, vắt lấy nước uống, xác đắp lên vết cắn.
Kiêng kỵ
Không ăn hành tăm với mật ong (vì gây chóng mặt, buồn nôn).
Bài viết cùng chuyên mục
Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết
Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả
Nghể đông: tác dụng hoạt huyết
Vị mặn, tính mát; có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm long đờm.
Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp
Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi
Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử
Nạp lụa, chữa đậu sởi
Cây dạng bụi cao 1m; nhánh to có vỏ màu tro. Lá có phiến to, xoan rộng dài đến 17cm, rộng 11cm, không lông, màu lục tươi hay đậm, gân gốc 5, mép có răng thấp
Mộc thông ta: chữa tiểu tiện không thông
Chữa đau vùng tâm vị, ăn nuốt không xuôi, bị nghẹn, và đau tức vùng gan, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc nôn oẹ, miệng thở hôi thối.
Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.
Mát tơ, trị đau răng
Ở Malaixia, lá dùng chữa đau mắt, còn dùng cho vào răng sâu trị đau răng. Lá dùng hãm uống trị sốt rét, rối loạn tiết niệu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh con
Cỏ diệt ruồi: dùng diệt ấu trùng sâu bọ
Người ta dùng toàn cây làm thuốc trợ sản và dùng ngoài làm thuốc trị sang độc, cũng dùng diệt ấu trùng sâu bọ, có thể dùng toàn cây hoặc rễ trị mụn nhọt và diệt sâu xanh ở rau
Nhàu nước: hạ huyết áp nhẹ
Nhân dân thường dùng rễ cây Nhàu nước, thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu uống chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi tay chân, tê thấp
Kim anh: thuốc chữa di tinh
Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Cần: chữa cao huyết áp
Đái ra máu, đái buốt, dùng toàn cây Rau cần giã vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.
Nhàu lông: làm săn da
Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên
É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu
Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun
Mè đất: khư phong giải biểu
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.
Găng gai cong: cây dùng làm giải khát
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.
Mần mây: làm chắc chân răng
Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.
Khổ sâm Bắc bộ, thuốc thanh nhiệt tiêu độc
Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng
Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc
Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán
Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh
Chè tầng: dùng chữa cảm sốt đau bụng ngộ độc
Chè tầng là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây có thân thảo, phân nhánh nhiều, lá kép lông chim. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là loại quả đậu, dẹt, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.
Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g