- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hành ta - Allium ascalonicum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
Mô tả
Cây thảo sống dai, cao 15 - 50cm, hành to 2 - 3 cm, có cạnh, vẩy mỏng như giấy, thường có màu đỏ hay màu trắng. Lá hình trụ nhọn, rỗng, tròn, màu xanh mốc. Cụm hoa dạng tán ở đầu một cán cao 20 - 50cm, rộng; tán hoa hình cầu. Bao chung hình bẹ, trắng. Hoa có 6 phiến hoa rời, màu trắng, hường hay tim tím; cuống hoa 1 - 1,5cm.
Bộ phận dùng
Củ - Bulbus Allii Ascalonici.
Nơi sống và thu hái
Cây được trồng làm rau ăn từ lâu đời; thường trồng ở rẫy và ở vùng đồng bằng. Cây chịu được lạnh về mùa đông. Vào tháng 7 - 8, lúc lá khô, người ta đào lấy củ đem phơi khô, rồi để trong bóng mát.
Thành phần hóa học
Củ Hành cũng chứa acid malic, phytin, các chất sulfid và tinh dầu chứa allicin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết. Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá, kháng khuẩn, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, điều kinh. Ở Ân Độ, củ xem như có tác dụng kích dục.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng làm gia vị: Lá dùng ăn sống hoặc xào nấu với các loại rau, thịt, củ dùng xào nấu. Nhân dân ta thường dùng củ Hành muối làm dưa ăn, nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Trong dưa Hành, có nhiều loại men và acid lactic có tác dụng ngăn cản quá trình lên men thối ở ruột giúp cho cơ thể tránh được đầy hơi, nhiễm độc. Trong y học dân gian, ta thường dùng hành chữa thương hàn trúng phong, ác khí, nhức đầu lạnh nóng; mắt mờ tai điếc, thổ nục huyết, đàn bà thai động vú sưng, trẻ em trúng ác và sưng thũng.
Đơn thuốc
Phong hàn, thời dịch, ôn nhiệt và sản hậu cảm mạo, nhức đầu sợ lạnh: Hành củ, Hương đậu xị, đều 15g, nước tiểu trẻ em một chung. Gừng tươi 3 lát, có thể thêm Chè hương 10g, cho vào 300ml nước sắc uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Tiểu tiện bí: Hành củ dầm tươi với vài con gián đất dặt dưới rốn.
Sang thũng: Đâm nát Hành củ vắt lấy nước mà thoa.
Ghẻ chốc, lở loét, sưng ngứa: Nấu Hành lấy nước rửa.
Bài viết cùng chuyên mục
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Mào gà trắng, làm sáng mắt
Hạt Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Toàn cây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn
Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ
Đậu đen: cây thuốc trị phong nhiệt
Đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu.
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu
Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Nghể mềm: lý khí chỉ thống
Đòn ngã tổn thương, Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt
Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban
Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban
Kê chân vịt, thuốc làm săn da
Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
Kê: thuốc chữa ho
Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.
Lai: thuốc chữa lỵ
Người ta dùng hạt để ăn sau khi rang và lấy dầu ăn, còn được dùng trong công nghiệp xà phòng, chế dầu nhờn, thắp sáng, pha sơn, véc ni.
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng
Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương
Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm
Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.
Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo
Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà
Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy
Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.
Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt
Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.