Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm

2017-11-13 11:34 AM
Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hành, Hành hương, Hành hoa - Allium íístulosum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 50cm, có thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7 - 1,5cm. Lá màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30cm, có bẹ lá dài bằng 1/4 phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt. Quả nang.

Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa hè.

Bộ phận dùng

Củ hành hoặc toàn cây - Bulbus seu Herba Allii; thường có tên là Thông; có khi dùng cả hạt, Thông tử.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Đông Á (ôn đới và cận nhiệt đới), được trồng rộng rãi khắp nơi làm rau ăn hàng ngày. Nhân giống thông thường bằng cách tách bụi (củ). Cũng có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân, mùa thu. Thu hái quanh năm. Khi dùng củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, nhặt hết rễ; rửa sạch. Thường dùng tươi.

Thành phần hóa học

Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin. Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit. Hạt chứa S -propenyl- l- eine sulfoxide.

Tính vị, tác dụng

Hành có vị cay, tính ấm; có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm. Tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư. Hạt có vị cay, tính ấm, có tác dụng bổ thận, làm sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc bếp núc. Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng Hành lá để tạo thêm phần thơm ngon. Tro ng nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: "Trăm thứ canh không Hành không ngon". Hành thường được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi; 2. Khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột; 3. Nghẽn ruột do giun đũa. Dùng 10 - 30g tươi dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa chứng giảm niệu, bỏng và viêm mủ da, eczema, chứng phát ban, làm các vết thương mau liền sẹo. Nghiền nát đắp tại chỗ.

Hạt dùng chữa thận hư, mắt hoa.

Đơn thuốc

Cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi: Củ Hành tươi 30g, Gừng 10g sắc uống. Có thể thêm Chè hương 10g nấu nước uống khi còn đang nóng. Đắp chân cho ra mồ hôi. Có thể kết hợp dùng Hành sống 3 củ, Gừng 3 lát với Tía tô 10g thêm ít muối hoặc có thể thêm một quả trứng gà gia vào bát cháo nóng để ăn giải cảm.

Giảm niệu: Giã Hành đắp vào rốn.

Nghẽn ruột do giun đũa: Hành củ 30g nghiền ra với 30g dầu vừng và uống, mỗi ngày 2 lần.

Eczema, phát ban, loét ở chân: Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít.

Viêm mũi, nghẹt mũi: Dầm vài ba củ Hành để vào ly, chế nước sôi vào, trùm hoa giấy lên, hít vào mũi. Hoặc dùng nước Hành pha loãng nhỏ mũi.

Chữa bệnh tê thấp: Cho muối vào hành, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn. Ngày nay, người ta đã biết được giá trị của Hành cũng như Tỏi trong việc phòng trị bệnh ung thư.

Bài viết cùng chuyên mục

Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm

Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên

Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng

Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác

Cam hôi: thuốc trị ho

Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm

Gáo tròn, cây thuốc sát trùng

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ

Mộc ký ngũ hùng: nấu nước uống trị ho

Mộc ký ngũ hùng, còn được gọi là tầm gửi năm nhị, với tên khoa học Dendrophthoe pentandra (L.) Miq là một loài thực vật ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây thường bám trên các cây khác như mít, xoài, hồng xiêm.

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Cau Lào: dùng ăn với trầu

Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.

Mai vàng, làm thuốc bổ

Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá

Đinh hương, cây thuốc sát trùng

Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm

Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau

Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt

Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan

Quả nổ: dùng chữa sốt gián cách, ho gà

Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh, dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát

Bán tự cảnh, cây thuốc trị cúm

Loài xuất xứ từ Inđônêxia trở thành hoang dại ở một số xứ nhiệt đới, Ta thường trồng làm cảnh ở các vườn cây và dọc bờ rào

Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét

Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành

Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Ba đậu: cây thuốc long đờm

Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.

Nghể núi: vị chua ngon

Thành phần dinh dưỡng của lá và ngọn non trong 100g, nước 84,5g, protid 4g, glucid 4,2g, xơ 3,8g, tro 3,5g, caroten 4,6mg và vitamin C 28,6mg/

Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu

Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ

Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.

Keo trắng, thuốc làm săn da

Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận

Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu

Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư

Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng

Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.

Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương

Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.