- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu
Hành biển, cây thuốc trợ tim, lợi tiểu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hành biển - Scilla maritima L. (Urginea maritima (L.) Bak.), thuộc họ Hành biển - Hyacinthaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc thẳng sống nhiều năm cao 18 - 20cm, có củ to 10-15cm, màu nâu đo đỏ nhiều lá vẩy kết hợp. Lá hẹp, dài 30 - 40cm hay hơn, không lông. Cụm hoa xuất hiện khi cây trụi lá, vào mùa hè, cao 30 - 150cm, có lá bắc dài 1,2 - 1,5cm, mỏng, màu lục mốc mốc. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa cao 1cm màu trăng trắng, 2 nhị, 3 lá noãn; cuống hoa dài 1,5cm. Quả nang có 3 góc, mỗi ngăn có 3 - 4 hạt.
Cây rụi lá vào mùa hè và xuất hiện lá mới vào mùa thu đông.
Bộ phận dùng
Củ - Bulbus Scillae. Có thể dùng toàn cây.
Nơi sống và thu hái
Cây gốc sống ở Địa Trung Hải, được nhập trồng làm thuốc nhưng chưa phát triển rộng. Thu hái củ vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học
Củ chứa glucoscillaren A, scillaren A, proscillaridin A, scillaridin A, scilliglancoside, scilliphaeoside, glycoscilliphaêoside, scillicyanoside, scillicoeloside, scillazuroside, scillicryptoside. Còn có các flavonoid và stigmasterol, phytosterol và oxalat calcium.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt và hắc đắng, không mùi, tính mát, hơi độc; có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở châu Âu, châu Phi, người ta dùng nước ngâm và nước sắc hoa để diệt sâu bọ. Dùng làm thuốc thông tiểu, nhất là trong viêm thận và bí đái nitơ; còn dùng làm thuốc long đờm trong bệnh khí thũng phổi, ho gà, viêm phế quản. Liều dùng 0,10 - 0,30g mỗi ngày, tối đa 1g trong 24 giờ.
Cũng dùng làm thuốc diệt chuột và diệt sâu bọ (cắt nhỏ củ, đồ với hơi cồn acetic, sau đó đun sôi với cồn acetic, lọc lấy riêng nước ra, bã còn lại chiết bằng cồn sôi; hợp cả hai thứ dịch chiết lại và cô tới độ cao mềm; Cao này có tác dụng mạnh gấp 4 lần bột, gấp 3 lần cao chế theo phương pháp thông thường).
Ghi chú
Toàn cây có độc. Nó gây viêm ống tiêu hoá, nôn mửa, đi ỉa lỏng, làm mất sự bài niệu, do đó không dùng Hành biển khi viêm thận hay viêm ruột. Nếu dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày sẽ có các triệu chứng đái ra máu, vô niệu, nôn mửa, ỉa chảy, mạch nhanh và nhỏ, vật vã, chết do ngừng tim.
Bài viết cùng chuyên mục
Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu
Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu
Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun
Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư
Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô
Quyết vòi voi: cây thuốc uống hạ sốt
Lá cao 60cm, cuống có vẩy ở gốc, phiến mang lá chét mỏng, dài 0 đến 12cm, mép có răng, gân phụ làm thành ổ hai bên
Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng
Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.
Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc
Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu
Mạch môn, thuốc bổ phổi
Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con
Lạc: thuốc trị suy nhược
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.
Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo
Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.
Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho
Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước
Đa đa: cây thuốc trị ỉa chảy
Ở Campuchia, người ta dùng quả để trị nhọt ở gan bàn chân, Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chế thành dạng xi rô dùng uống trị sốt rét.
Lạc thạch, thuốc trị đau lưng
Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương
Linh lăng: thức ăn giàu protein
Linh lăng, hay cỏ luzerne, là một loại cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho gia súc cũng như trong y học cổ truyền.
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm
Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.
Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.
Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ
Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén
Hồ chi, cây thuốc hoạt huyết thanh nhiệt
Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm
Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc
Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Phượng tiên Trung Quốc: cây được dùng trị lao phổi
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, mặt và hầu họng sưng đau, nhiệt, lỵ, dùng ngoài trị ung sang thũng độc, bỏng lửa, không dùng cho phụ nữ có thai
Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư
Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.
Lim: cây thuốc có độc
Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.