Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

2017-11-13 11:40 AM

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hàn the, Sơn lục đậu - Desmodium heterophyllum (Willd.) DG. thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây bụi thấp, mọc bò sát đất, phân cành từ gốc. Lá mọc so le, thường có 3 lá chét, các lá gần gốc thường chỉ có 1 lá chét; lá chét hình trái xoan ngược, gốc tù, chóp cụt lõm, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt màu có lông. Cụm hoa rất ngắn mọc ở nách lá, gồm ít hoa, không cuống, màu tím hồng. Quả nhỏ, thuôn, có 4 - 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Desmodii Heterophylli.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, mọc hoang ở các bãi cỏ ven đường. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Hàn the có vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt hạ sốt, tiêu sưng, tiêu viêm, cầm máu. Rễ làm thông hơi, bổ, lợi tiểu. Lá lợi sữa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày, viêm loét hành tá tràng. Còn dùng chữa kiết lỵ và băng huyết sau khi đẻ. Ngày dùng 8 - 16g sắc uống hoặc hãm uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài, giã nát đắp bó gãy xương, chữa vết thương lở loét, rò, mụn mủ, bướu.

Đơn thuốc

Chữa các chứng lậu ra máu, đái buốt: Dùng cây Hàn the và củ Gai giã nhỏ, chế nước, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng 2 thứ bằng nhau mỗi vị một nắm, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng

Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.

Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa

Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.

Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong

Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.

Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy

Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.

Đơn răng cưa: cây thuốc tránh ỉa chảy

Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy, Lá cũng được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ.

Bã thuốc: cây thuốc sát khuẩn

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.

Mạch môn, thuốc bổ phổi

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích

Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét

Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.

Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp

Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Bướm bạc trà: trị bệnh sốt

Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.

Mua thường, giải độc thu liễm

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới

Nắm cơm, khư phong tán hàn

Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc

Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản

Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm

Lan đầu rồng, thuốc điều trị bỏng

Ở Ân Độ, các bộ lạc miền núi rất thích dùng hành củ của cây này để điều trị bỏng giập, nhất là bỏng ở lòng bàn tay

Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang

Nghể thường: chữa đau ruột

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi

Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.