- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết
Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hàm xì, Niễng cái, Tóp mỡ lá to - Flemingia macrophylla (Willd.) Merr. (Moghania macrophylla (Willd.), Kuntze), thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 1 - 2m, thân tròn ở gốc, có 3 cạnh ở trên, các phần non có lông hoe dầy. Lá kép có 3 lá chét hình mũi mác, dài 10 - 14cm, bởi có lông mịn trên các đường gân ở cả hai mặt lá; lá kèm dài 15mm. Cụm hoa chùm dày, có lông vàng; lá bắc 9mm; hoa đỏ hay tím, dài 7-8mm. Quả dài 10-15mm, có ít lông; hạt đen, hình cầu 2mm.
Ra hoa kết quả từ tháng 5 - 10.
Bộ phận dùng
Rễ, lá - Radix et Folium Flemingiae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc trên đồng cỏ, savan già, rừng thưa ở nhiều nơi khắp nước ta từ Lạng Sơn đến thành phố Hồ Chí Minh. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Thành phần hóa học
Có flemingin, flemingin vô định hình và homoflemingin.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc. Lá có tác dụng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ta thường dùng lá giã đắp chữa sưng tấy, lở loét; dùng ngoài không kể liều lượng. Rễ dùng ngâm rượu hoặc sắc uống chữa tê thấp; ngày dùng 10 - 15g.
Ở Trung Quốc, Hàm xì dùng chữa: 1. Thấp khớp đau nhức xương, đau lưng; 2. Sưng phù tay chân; 3. Ho mạn tính; 4. Đòn ngã tổn thương. Dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.
Ở Ân Độ, rễ được dùng đắp ngoài làm thuốc tiêu sưng, chủ yếu là ở cổ.
Bài viết cùng chuyên mục
Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm
Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.
Nhân trần hoa đầu: thường dùng chữa viêm gan do virus
Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh.
Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt
Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.
Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng
Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
Phi yến: đắp ngoài da điều trị chấy ở tóc
Hạt chứa dầu cố định 39 phần trăm và alcaloid toàn phần là 1 phần trăm, các alcaloid đã biết là ajacine, ajaconine, ajacinine, ajacinoidine và một base tương tự lycoctonine
Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ
Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.
Nhài nhăn: trị viêm khớp xương do phong thấp
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp
Ná nang, chữa ngứa và nấm da
Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng
Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa
Móng bò vàng: dùng trị viêm gan
Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Nấm cỏ tranh, tăng cường sức co thắt
Nấm cỏ tranh được dùng trị bệnh cước khí, mệt nhọc rã rời, ăn không biết ngon, ăn uống không tiêu, vỡ mạch máu nhỏ; còn dùng để kháng khuẩn tiêu viêm, hạ đường máu
Hoa tím: cây thuốc long đờm
Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc
Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa
Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da
Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng
Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn
Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc
Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.
Nổ: cây thuốc diệt trùng rút mủ
Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được
Mán đỉa trâu, thuốc tác dụng tiêu thũng
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc quả được xem như là có độc, cành lá được dùng làm thuốc có tác dụng tiêu thũng, khư thấp
Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu
Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.
Cỏ lết: cây thuốc trị giun
Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.