Hài nhi cúc, cây thuốc trừ thấp nhiệt

2017-11-13 11:28 AM
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hài nhi cúc - Kalimeris indica (L.) Bip (Boltonia indica (L) Benth.), thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, cao 30 - 70cm, phân nhánh ở phần trên, khá mảnh, có rãnh, có lông ngắn. Lá mọc so le, rất đa dạng, hình xoan ngược - thuôn, nguyên, nhất là các lá ở phía trên, hoặc có răng to, thon hẹp dài ở gốc, không cuống, nhọn và có mũi, dài 1,5 - 6cm, rộng 5 - 25mm, hơi có lông ráp trên cả hai mặt. Cụm hoa đầu màu lam lam, ở ngọn thân và các nhánh, xếp thành chuỳ dạng ngù, tạo thành trong tổng thể một ngù rộng dạng chuỳ và có lá; lá bắc 3 - 4 dây, các lá trong to hơn. Quả bế dẹp, hình xoan ngược, viền vàng, có lông mi ngắn ở trên, dài 1,7mm, rộng 1mm và hơn, có mào lông rất ngắn.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Kalimeridis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Việt Nam và Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở miền Bắc, càng vào phía Nam càng hiếm dần. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: 1. Viêm amygdal, viêm xoang miệng do nấm mốc, viêm họng; 2. Bụng trướng đau cấp tính; 3. Ghẻ lở, sái bầm tím, đau do làm lụng quá sức; 4. Chó dại cắn ở thời kỳ đầu; 5. Chảy máu mũi, chảy máu chân răng; 6. Viêm gan cấp tính; 7. Sản hậu đau bụng; 8. Đau răng; 9. Lâm ba cổ kết hạch; 10. Viêm tuyến vú cấp tính, viêm tai ngoài; 11. Trẻ em kinh phong sốt cao; 12. Trẻ em ăn uống không tiêu; 14. Ho, miệng khát; 15. Thổ huyết; 16. Viêm tinh hoàn cấp tính.

Bài viết cùng chuyên mục

Lương trắng, trị ban bạch

Dân gian dùng cành lá trị ban bạch, nhức mỏi; cũng dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, môi khô, phổi nóng. Còn dùng giải độc rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Găng chụm, cây thuốc cầm máu

Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều

Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Ngõa lông: kiện tỳ ích khí

Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong

Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ

Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn

Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực

Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi

Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp

Chiêu liêu nghệ: chữa đi ỉa lỏng và lỵ

Chiêu liêu nghệ có thể dùng chữa tất cả các chứng vô danh thũng độc, ung thư ruột, viêm phổi có mủ, các chứng thai tiền sản hậu của đàn bà, đàn ông đái đục

Cát đằng thơm: trị tai điếc

Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc

Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận

Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn

Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp

Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp

Mắt trâu, làm dịu đau

Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm

Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu

Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng

Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.

Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên

Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi

Bục: thanh nhiệt giải độc

Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Ðồng tới thành phố Hồ Chí Minh.

Bùng chè: chữa viêm phế quản

Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.

Khoai nưa: thuốc hoá đờm

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá

Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét

Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành

Lục lạc sét, bổ tỳ thận

Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Gùi da có cánh: cây thuốc có độc

Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn nhưng hạt được xem như là độc, Gỗ thân được dùng làm hàng rào.