- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận
Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò - Streptocaulon juventas Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiada- ceae.
Mô tả
Dây leo bằng thân quấn dài 2 - 5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4 - 14cm, rộng 2 - 9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Streptocauli Juventatis Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chua xác định.
Tính vị, tác dụng
Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
Cách dùng
Thường dùng mỗi ngày 12 - 20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.
Đơn thuốc
Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày
uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Kiêng kỵ
Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.
Bài viết cùng chuyên mục
Bàng bí: cây thuốc bổ
Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.
Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em
Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Nga trưởng: uống trị sốt
Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.
Chùm lé: dùng lá đắp chữa mụn nhọt
Cây mọc dựa biển, dọc sông nước mặn và các vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam nước ta, từ Ninh Thuận đến Minh Hải Bạc Liêu
Nghể răm: khư phong lợi thấp
Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dương.
Đỉnh tùng, cây thuốc cầm ho
Hạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hoá cứng, Hạt dùng làm thuốc có tác dụng nhuận phế, cầm ho, tiêu ứ
Hổ bì: cây thuốc trị sốt rét
Ở Campuchia, lá được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không, Ở Ân Độ, vỏ đắng dùng trị sốt rét gián cách, Ở Trung quốc, vỏ được dùng thuộc da.
Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn
Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan
Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết
Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Chân chim hoa chụm: dùng chữa phong thấp đau xương
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, chỉ gặp ở các rừng vùng cao tới rừng Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
Ô liu: lợi mật và nhuận tràng
Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư
Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Đơn răng cưa: cây thuốc tránh ỉa chảy
Lá được dùng để ăn với nem, ăn gỏi thịt nhằm trừ độc thức ăn và tránh bệnh ỉa chảy, Lá cũng được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, ghẻ.
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Ba đậu: cây thuốc long đờm
Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong.
Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp
Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em
Nghể bún: dùng trị lỵ
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp
Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt
Đay quả dài, cây thuốc phòng đột quỵ
Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ
Linh lăng: thức ăn giàu protein
Linh lăng, hay cỏ luzerne, là một loại cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho gia súc cũng như trong y học cổ truyền.
Đậu cờ: cây thuốc bổ khí
Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.