Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

2017-11-13 11:44 AM
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ - Polygonum multiílorum Thumb, thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.

Mô tả

Cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5 - 7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, màu đen.

Hoa tháng 8 - 10. Quả tháng 9 - 11

Bộ phận dùng

Rễ củ - Radix Polygoni Multiílori; thường dùng với tên Hà thủ ô.

Nơi sống và thu hái

Cây của châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30 - 40cm hoặc bằng củ có đường kính 3 - 5cm. Sau 2 - 3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm:

Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.

Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.

Thành phần hóa học

Củ Hà thủ ô chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene glucoside. Lúc chưa chế, Hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Tính vị, tác dụng

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thử trên động vật thí nghiệm, người ta nhận thấy nước sắc Hà thủ ô có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, giúp sinh huyết dịch, làm tăng sự co bóp của ruột, giúp ích cho sự tiêu hoá, lại có tác dụng chống viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát, táo bón, bệnh ngoài da.

Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.

Cách dùng

Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc, hay tán bột uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, có khi người ta dùng cả dây lá.

Đơn thuốc

Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con, dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.

Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.

Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm), dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.

Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Ghi chú

Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt

Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola

Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh

Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp

Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị

Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương

Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết

Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc

Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích

Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch

Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương

Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.

Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy

Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy

Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt

Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.

Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo

Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.

Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc

Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống

Mặt quỷ: chữa đau bụng

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan

Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng

Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường

Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng

Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp

Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp

Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng

Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.

Gối hạc trắng: cây thuốc chữa tê thấp

Ta cũng thường dùng rễ cây này như rễ Gối hạc chữa tê thấp, rong kinh, đậu sởi, Ở Ân Độ, người ta dùng ngoài làm thuốc giảm đau.

Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng

Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa

Cà gai: lợi thấp tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Cây mọc ở các bãi hoang, đầu làng, bờ ruộng, bờ rào, phổ biến ở nhiều nơi của nước ta.

Giền, cây thuốc bổ máu

Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh

Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Dứa sợi gai nhỏ, cây thuốc chiết hecogenin

Lá chứa các steroid sapogenin mà chất chính là Hecogenin, Lá cây chứa saponaza có thể chuyển đổi saponin của củ các loài Dioscorea thành diosgenin