- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Hạ khô thảo, cây thuốc lợi tiểu mát gan
Hạ khô thảo, cây thuốc lợi tiểu mát gan
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 40 cm, có thể tới 70cm, thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay hình ngọn giáo, dài 1,5 - 5cm, rộng 1 - 2,5cm mép hoặc hơi khía răng. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành, dài 2 - 6cm; lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ, màu lam đậm hay tím nhạt, có cuống ngắn; đài hình ống có 2 môi; tràng đều chia 2 môi, môi trên dựng đứng, vòm lên như cái mũ, môi dưới 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, có răng; nhị 4, thò ra ngoài tràng hoa. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô.
Mùa hoa tháng 4 - 6, quả tháng 7 - 8.
Bộ phận dùng
Bông hoa - Spica Prunellae, tức phần cụm hoa trên cành mang lá, dài không quá 5cm, tính từ ngọn hoa trở xuống, thường gọi là Hạ khô thảo. Ở Âu châu, người ta dùng toàn cây.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ân Độ và nhiều nước châu Âu. Ở nước ta, chỉ gặp loài này ở một số nơi vùng núi ẩm mát Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kontum... Thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75 - 90 ngày, cây ra hoa. Khi nào hoa ngả sang màu nâu, thì thu hái phần ngọn cây mang hoa, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
Thành phần hóa học
Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3,5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) a- và D - fenchon, vết của alcol fenchylic. Chất đắng là prunellin (trong đó phần không đườn g là acid ursolic; còn có denphinidin cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,70g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).
Tính vị, tác dụng
Hạ khô thảo có vị đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu mát gan, sát trùng, tiêu độc, có tác giả cho là nó thanh hoả minh mục, tán kết tiêu thũng. Ở Pháp, người ta cho nó có các tính chất làm se, tiêu sưng, làm giảm đường huyết, làm sạch.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, sưng vú, viêm tử cung và âm hộ, gan mật nhiệt, huyết áp cao; viêm thần kinh da, lở ngứa mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông. Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ở Trung Quốc, dân gian dùng trị đái buốt, lao hạch, đau mắt phong sưng đỏ; cũng trị được cao huyết áp, giữ mức hạ áp được lâu, giảm bớt bệnh buồn rầu chủ quan.
Ở Pháp, người ta dùng uống trong trị đái đường, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau thắt, viêm họng, viêm lưỡi, viêm miệng.
Đơn thuốc
Chữa tràng nhạc, lở loét: Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng Hạ khô thảo 8g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 2g, Cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa cao huyết áp: Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 - 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng Hạ khô thảo, Bồ công anh, Hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; Hoa cúc, lá Mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.
Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp
Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.
Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương
Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau
Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết
Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
Lau, thuốc chữa bệnh nhiệt phiền khát
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa bệnh nhiệt phiền khát, nước tiểu đỏ ngầu, nôn ói do vị nhiệt, ho khan do phế nhiệt, sưng phổi mủ
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang
Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng
Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình
Hà thủ ô trắng, cây thuốc bổ máu; bổ gan và thận
Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương
Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa
Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ, dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn.
Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy
Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột
Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.
Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn
Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml
Mua tép có mào, tác dụng kháng nham
Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng
Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương
Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.
Móc cánh hợp: cây thuốc
Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.
Bún (cây), làm dịu viêm
Lá có vị hơi đắng, Vỏ cây làm dịu viêm, dễ tiêu hoá, nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, gây chuyển hoá. Lá và vỏ rễ gây sung huyết da
Móng bò trắng: hãm uống trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ tới Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, thường thấy trồng ở đồng bằng Hà Nội, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, ít gặp cây mọc hoang.
Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng
Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp
Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.
Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm
Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên
Bìm bìm, thuốc uống trừ giun
Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Lục lạc năm lá, trị rắn cắn và bò cạp đốt
Loài được biết từ Ân Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam tới tận Philippin và Tân Ghi Nê. Cây mọc ở đất hoang, rừng thưa nơi ẩm trên đất cát sét
Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu