Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

2017-11-13 11:24 AM
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Guột rạng, Ráng dừa - Blechnum orientale L., thuộc họ Guột rạng - Blechnaceae.

Mô tả

Dương xỉ cao tới 1 - 2m, có thân rễ mọc đứng, phủ nhiều vẩy dạng sợi, màu nâu hồng ở gốc. Lá có cuống dài 20 - 40cm, mọc đứng, có vẩy ở gốc, phiến lá dài 0,5 - 1,5m, rộng 20 - 40cm, có dạng thuôn, kép lông chim một lần; lá chét rất nhiều, không cuống, dài 10 - 25cm, rộng 1cm, thu hẹp dần ở đầu thành mũi nhọn, mép nguyên; trục lá và phiến không lông, gân đơn hay rẽ đôi. ổ túi bào tử kéo dài thành đường liên tục, có áo túi và không nằm sâu trong hốc. Bào tử hình thận màu vàng nhạt; mang nhiều mào lồi dọc không đều.

Cây sinh sản vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Thân rễ và dây lá - Rhizoma et Herba Blechni.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc thành đám, dựa suối, trên các đồi hay ven rừng từ vùng thấp tới vùng cao 1300m ở nhiều nơi.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ; cũng có thể rút độc sinh cơ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dân gian ở nước ta cũng như ở Trung Quốc và Malaixia thường dùng chồi lá non giã nát nhỏ đắp rút mủ mụn nhọt và vết thương sưng tấy. Người ta còn phối hợp với lá Vông vang dùng đắp vào vết rắn cắn để hút độc. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng thân rễ của nó làm thuốc trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, ban chấn thương hàn, bệnh giun đũa giun móc câu, chảy máu cam, thổ huyết, băng huyết, viêm tuyến nước bọt, bỏng lửa.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình

Bông vải, dùng hạt để trị lỵ

Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp

Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau

Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.

Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết

Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù

Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Móng bò lông phún: trị bệnh ghẻ

Loài phân bố ở Java, bán đảo Malaixia, ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Nam Trung Quốc, Thường gặp trong các rừng rụng lá ở vĩ độ thấp, từ Hà Bắc qua Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận tới Kontum.

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bạch thược nam, cây thuốc chữa đau xương

Cây nhỏ, nhánh non có lông mịn, Lá đa dạng có lông mịn ở mặt dưới. Ngù hoa có lông mịn, rộng 8cm, Đài có lông mịn, hai môi, 5 răng

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Mùi chó quả mọng, cây thuốc

Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa

Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt

Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh

Đậu cờ: cây thuốc bổ khí

Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Mỏ quạ: trị phong thấp đau nhức

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc.

Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày

Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai

Dung lụa: cây làm thuốc nhuộm

Dùng chế thuốc nhuộm đỏ, Ở Trung Quốc, rễ, lá và hoa được sử dụng làm thuốc, Lá dùng đốt tro, phối hợp với phèn làm thuốc nhuộm.

Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông