- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gừng gió, cây thuốc tán phong hàn
Gừng gió, cây thuốc tán phong hàn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gừng gió, Riềng gió, Ngải xanh, Ngải mặt trời - Zingiber zerumbet Sm, thuộc họ gừng - Zingeberaceae.
Mô tả
Cây thảo cao 1 - 1,30m, có bẹ. Thân rễ dạng củ, phân nhánh, mặt ngoài màu trắng, bên trong màu vàng vàng. Lá xếp sít nhau, hầu như không cuống, thuôn ngọn giáo, có mũi nhọn, thon ở gốc, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu và có lông rải rác ở mặt dưới; bẹ lá nhẵn trừ ở chóp. Cán hoa dài 30 - 60cm bao phủ nhiều vẩy lợp bên nhau, có lông ở ngoài. Bông hình trứng, với những lá bắc to áp sát, hình mắt chim, màu lục, đường kính 25 - 30mm. Hoa vàng; tràng hoa có ống 2cm, với các thuỳ hình ngọn giáo; cánh môi có 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, lõm, tù, các thuỳ bên nguyên, ngắn hơn đến 3 lần. Quả nang hình bầu dục, hạt đen, ít, có áo hạt trắng.
Bộ phận dùng
Thân rễ (củ) Rhizoma Zingiberis.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Đông Dương và Ân Độ, thường gặp dưới tán rừng ẩm. Có thể thu hái thân rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hoá học
Thân rễ chứa tinh dầu Từ tinh dầu này, đã tách được zerumbone, một sesquiterpen keton đơn vòng, có tác dụng kháng khuẩn trên thực nghiệm đối với Micrococcus pyogenes var aureus và Mycobacterium tuberculosis.
Tính vị, tác dụng
Gừng gió có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, tán huyết ứ, kích thích, bổ và lọc máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị trúng gió, đau bụng, sưng tấy đau nhức, trâu bò bị dịch. Ngày dùng 20 - 30g dạng thuốc sắc; thường phối hợp với các vị thuốc khác. Ở Ân Độ người ta cũng dùng như gừng. Ở Campuchia, thường dùng ngâm rượu (khoảng 160g trong 1 lít rượu) dùng uống ngày 2 - 3 ly để trị chứng khó chịu, chóng mặt có triệu chứng ngất, cả cho người mới sinh đẻ, trong vài tuần lễ đầu tiên sau khi sinh.
Đơn thuốc
Chữa trúng gió lạnh, bị ngất, chân tay giá lạnh. Gừng gió 20 - 30g, giã nhỏ, chế thêm rượu, vắt lấy nước cốt uống. Dùng bã chưng nóng xoa xát khắp mình.
Chữa bị thương ứ máu hay đơn độc sưng tấy: Gừng gió, Nghệ Vàng, Nghệ đen, mỗi vị 15g giã nhỏ, chế thêm một chén giấm, vắt lấy nước cốt uống, rồi lấy bã chưng nóng đắp vào chỗ đau.
Bài viết cùng chuyên mục
Cỏ diệt ruồi: dùng diệt ấu trùng sâu bọ
Người ta dùng toàn cây làm thuốc trợ sản và dùng ngoài làm thuốc trị sang độc, cũng dùng diệt ấu trùng sâu bọ, có thể dùng toàn cây hoặc rễ trị mụn nhọt và diệt sâu xanh ở rau
Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy
Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu
Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.
Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp
Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.
Nghệ trắng: hành khí giải uất
Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.
Nho lông: dùng chữa viêm phế
Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.
Cánh nỏ: cây thuốc
Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn
Đuôi công hoa đỏ, cây thuốc chữa ho
Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng
Bông vàng, uống làm thuốc tẩy
Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì
Bèo tấm: giải cảm sốt
Thường dùng uống trong giải cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da. Ngày dùng 10, 20g sắc hoặc tán bột uống.
Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp
Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi
Mạ sưa to: dùng làm thuốc đắp
Quả có độc, ở Inđônêxia, các lá thật non và hoa có mùi dễ chịu dùng ăn được, ở Ân Độ, các chồi non và lá cũng được dùng ăn, cây được dùng làm thuốc đắp.
Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu
Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.
Cocoa: dùng chữa lỵ
Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ
Mua tép có mào, tác dụng kháng nham
Lá khô, được đồng bào miền núi cao dùng trị đau răng. Người ta lấy một nắm lá, đem sắc lên còn nửa nước, dùng nước sắc để ngậm và lưu giữ một thời gian trong miệng
Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính
Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.
Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.
Khôi nước: thuốc trị thấp khớp
Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.
Lan tục đoạn Trung Quốc, thuốc thanh nhiệt dưỡng âm
Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, hoá đàm chỉ khái, tư âm giải độc, lương huyết giảm đau, nhuận phế sinh tân
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt
Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản
Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm
Lanh: thuốc chữa ngoài da
Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.