Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

2017-11-13 10:58 AM
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gừng dại, Gừng tía, Zơrơng - Zingiber parpureum Roscoe (Z. cassumunar Roxb.), thuộc họ Gừng -Zingiberaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc cao 2m. Thân rễ hình khối, thuôn, có đốt, khía rãnh, màu da cam sẫm ở trong. Lá gần như không cuống. Hình dải -ngọn giáo, dài 20 - 40cm, rộng 2 - 3,5cm, màu lục sẫm và nhẵn ở phía trên, màu lục nhạt và có lông nhung ở mặt dưới, với bẹ có lông và có lông mi ở trên đầu. Cán hoa ở bên cao 20 - 40cm, có vẩy dạng bẹ và có lông mềm bao quanh. Cụm hoa tạo thành nón thuôn, dài 11cm hay hơn, rộng 4 - 6cm, lá bắc rộng, màu gỉ sắt, với mép nhạt và dạng màng, có lông. Hoa mau tàn, lá đài đỏ, cánh hoa hẹp, có màu vàng lưu huỳnh; bầu có lông. Quả nang tròn, cao 1,3cm.

Hoa tháng 7 - 8, quả tháng 9 - 10.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Zingiberis Purpurei.

Nơi sống và thu hái

Cây của phân vùng Ân Độ, Malaixia gặp mọc ở ven đường, thung lũng, nơi ẩm, ngoài nắng một số nơi ở Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương) và gặp nhiều các tỉnh phía Nam. Thân rễ có thể thu hái quanh năm, chúng có khối lượng lớn hơn củ Gừng thường, chỉ khác là màu bên trong là màu đỏ vàng gần giống như màu củ Cà rốt.

Thành phần hoá học

Thân có chứa tinh dầu (0,5 - 0,8% củ tươi, 4 - 5% trọng lượng khô) trong đó có chủ yếu là terpineol và còn có a-pinen, b- pinen, sabinen, myrsen, a-terpinen, limonen, terpinen, p-cymol, terpinolen. Gần đây đã tách được (3 - 4 dimetoxyphenyl) butadien (2 - 4).

Tính vị, tác dụng

Vị cay, đắng và khó chịu, tính ấm, có tác dụng làm thông hơi, điều kinh hơi nhuận tràng, cầm lỵ, làm săn da.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc. Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính.

Ở Ân Độ, người ta cũng sử dụng thân rễ với mục đích tương tự như Gừng.

Ở Malaixia, nó được dùng làm thuốc trị giun cho trẻ em và nước sắc của củ được dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Người ta lại còn ngâm củ trong rượu và dùng xoa vào bụng cho đàn bà mới sinh. Thân rễ gừng lại dai cũng được dùng để điều trị bệnh thấp khớp và đụng giập.

Ở Thái Lan, Gừng lại được sử dụng với nhiều Công dụng, chỉ định và phối hợp, còn dùng làm thuốc tiêu viêm chữa bong gân và đau cơ vết thương chảy máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Hành: cây thuốc làm toát mồ hôi tiêu viêm

Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm, tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư.

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da

Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài

Luân kế: hoạt huyết tán ứ

Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh, chỗ ẩm mát thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Nghĩa Lộ đến Kontum, Lâm Đồng. Cũng được trồng làm thuốc.

Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần

Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày

Ngâu: chữa sốt vàng da

Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.

Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ

Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt

Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.

Màn màn, chữa viêm đau khớp

Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau

Điều nhuộm: cây thuốc hạ nhiệt trừ lỵ

Hạt có tác dụng thu liễm thoái nhiệt, Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt.

Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An

Nhọc: cây thuốc trị ban

Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này

Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản

Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.

Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa

Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.

Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh

Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết

Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.

Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ

Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này

Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ

Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc

Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.

Guồi tây, cây thuốc đắp mụn nhọt

Lá có độc, khi đem hơ nóng, được dùng đắp làm mưng mủ mụn nhọt, Thịt quả trắng, có nhiều dịch, rất thơm, vị chua, dùng ăn ngon

Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt

Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.

Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu

Keo cắt: cây thuốc

Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.