Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

2017-11-13 10:57 AM
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gừng, Khương - Zingiber officinale (Willd.) Roscoe, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả

Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.

Bộ phận dùng

Thân rễ (thường gọi là củ) - Rhizoma Zingiberis, có tên là Can Khương.

Nơi sống và thu hái

Loài của á châu và Phi châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm. Gừng tái sinh dễ đổng b?ng những đoạn thân rễ có nhú mầm; có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân; vào cuối đông thì cây khô lá. Khi dùng làm thuốc, người ta đào thân rễ về, cắt bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong củ Gừng có 1 - 3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là a- camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.

Tính vị, tác dụng

Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô có vị cay nóng, tính hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.

Cách dùng

Gừng sống nhấm từng ít một dùng chữa nôn mửa. Có thể sắc Gừng tươi để uống. Ngày dùng 4 - 8g. Có thể làm thuốc pha hoặc ngâm rượu Gừng, mỗi ngày dùng 2 - 5ml để chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho. Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh. Trẻ em dùng 1/2 liều của người lớn. Gừng khô sắc uống như Gừng tươi, dùng khi bị lạnh mà đau bụng, đi ỉa lỏng, mệt lả, nôn mửa. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã ghi bài thuốc chữa cảm hàn rét run, hay đau bụng lạnh dạ, ỉa xối ra nước hoặc đau bụng thổ tả dùng Can khương và củ Riềng ấm, mỗi vị 15 - 20g sắc uống. Gừng sao thật vàng cũng dùng chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, tê thấp, đầy hơi. Gừng sao gần cháy cũng dùng như Gừng sao và còn dùng trị băng huyết. Nhân dân ta còn chế mứt Gừng và Gừng muối. Gừng muối dùng tránh ho và chống lạnh trong mùa đông, nó lại có tác dụng tăng cường muối cho cơ thể đỡ say nóng và đỡ khát nước trong mùa hè, mà còn chữa chứng đầy bụng, làm thông đường tiêu hoá, sát trùng trong trường hợp đau răng và sưng amygdal. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng Gừng, từ những trường hợp đơn giản như nhai gừng tươi nuốt nước chữa đau bụng, nôn mửa. oẹ... đến những trường hợp phức tạp như chữa tỳ thấp thũng trướng, tay chân phù, ăn uống không tiêu, sợ lạnh, sợ nước.

Bài viết cùng chuyên mục

Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ

Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.

Nhãn dê: làm dịu các cơn mất ngủ

Các chồi lá non được dùng ăn ở Java, được xem như có an thần, làm dịu các cơn mất ngủ. Quả có áo hạt có thể ăn được, hơi chát lúc còn xanh, khi chín ăn ngọt

Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược

Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm

Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu

Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá

Cách thư lá trắng: trị phong thấp và lao lực

Lá mọc so le, phiến lá thon dài 3-19,5 cm, rộng 1,2-5,5 cm, gốc nhọn, chóp tù. Mặt trên lá khô có màu vàng nhạt, mặt dưới màu xanh trắng, không lông. Gân phụ 10-15 đôi.

Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu

Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Duối cỏ: cây thuốc giải độc

Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng ẩm trên triền núi cao các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tây.

Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức

Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.

Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm

Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.

Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.

Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư

Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Lục lạc năm lá, trị rắn cắn và bò cạp đốt

Loài được biết từ Ân Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam tới tận Philippin và Tân Ghi Nê. Cây mọc ở đất hoang, rừng thưa nơi ẩm trên đất cát sét

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt

Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.

Lan đất hoa trắng, thuốc cầm máu

Loài của Á châu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đến Inđônêxia, Bắc úc châu và các đảo Tây Thái Bình Dương. Cây mọc hoang trong thung lũng

Cà nghét: làm thuốc tẩy xổ

Loài cây của Việt Nam và Thái Lan, mọc hoang ở rừng núi. Thu hái rễ quanh năm; thường dùng tươi.

Bí thơm: tác dụng khu trùng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Huyết hoa, thuốc trị phong, mụn loét

Ở Phi châu, hành được dùng làm thuốc duốc cá; cũng có độc đối với lợn, Ở Ân Độ, dịch ép của hành được dùng ngoài trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương

Cang ấn: thuốc chữa sốt

Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn

Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết

Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau