Gòn, cây thuốc chữa bệnh tiết niệu

2017-11-12 09:32 PM
Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gòn, Cây bông gòn - Ceiba pentandra (L.) Gaertn., thuộc họ Gạo - Bombacaceae.

Mô tả

Cây lớn có thân tròn thẳng, cao 20 - 30m. Cành nằm ngang. Thân cây lúc còn non có gai hình nón. Các bộ phận non đều có màu xanh. Lá kép chân vịt có 5 - 8 lá chét hình thuôn; gốc và chóp lá đều nhọn. Hoa họp thành bông dày ở ngọn cành, màu trắng bẩn. Đài hợp, có 5 thuỳ, mặt trong có lông nhung. Tràng 5, có lông nhung ở mặt ngoài. Nhị 5, chỉ nhị chẻ đôi. Bầu hình nón, không lông, vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ hình đĩa có 5 thuỳ hình răng. Quả khô, hình bắp thịt, mở thành 5 mảnh. Vỏ quả có nhiều lông trắng dài.

Bộ phận dùng

Vỏ cây, gôm, chồi non, lá, rễ cây, dịch rễ, quả non, hạt chưa bóc vỏ - Cortex,

Gummi, Gemnia, Folium, Radix, Fructus Semen Ceibae Pentandrae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng nhiều ở miền Nam nước ta, ở Lào, Ân Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia.

Thành phần hoá học

Thân cây chứa gôm. Hạt có thành phần giống hạt bông nhưng chỉ có ít hoặc không có gossypol. Trong hạt Gòn có 20 - 25% dầu, 22,5 - 31,6% protein, 15-26% các este. Trong dầu hạt có các acid oleic, palmitic, stearic, acid béo rắn, acid béo lỏng, phytosterin, pentosan. Dầu này có màu vàng sáng hay màu lục, không mùi, có vị giống dầu lạc, nửa đặc.

Tính vị, tác dụng

Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh khi bị viêm các loại rễ thần kinh. Gôm nhựa của cây bổ, gây khát, làm săn da và nhuận tràng. Lá non làm dịu, lợi sữa. Rễ lợi tiểu. Quả chưa chín làm săn da, làm thuốc nhầy dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Java, người ta dùng các quả thật non để xào nấu làm rau ăn. Hạt làm giá; giá gòn dùng ăn sống hay xào ăn cũng ngon; lại có tính làm tăng sự tiết sữa. Nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc. Vỏ cây thường dùng sắc uống chữa bệnh về cơ quan tiết niệu, bệnh về thận, bệnh về phổi, đau ngực, ho, lỵ, ỉa chảy, nhất là ỉa chảy thành từng thỏi dài, từng đoạn trông như albumin. Vỏ cũng dùng chữa chứng bất lực và còn dùng để chữa các bệnh về khớp, sốt rét và làm thuốc giải độc rượu. Liều dùng 15 - 20g dạng thuốc sắc; nếu dùng quá liều có thể bị nôn. Gôm từ thân cây tiết ra dùng trị đau bụng, lỵ, rong huyết, đái tháo. Liều dùng 4 -10g. Các chồi non và lá là thuốc gây nôn và giải độc rượu. Liều dùng 15 - 20g. Lá non làm thuốc lợi sữa; lá già dùng nấu nước gội đầu cho tóc mượt. Rễ Gòn dùng trị bò cạp đốt, cũng dùng sắc uống trị sốt rét, lỵ mạn tính, ỉa chảy, cổ trướng và phù toàn thân. Dịch rễ dùng trị đái đường. Dầu hạt Gòn được dùng thay thế dầu hạt Bông và có thể dùng chế xà phòng.

Bài viết cùng chuyên mục

Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá

Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.

Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.

Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ

Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.

Cải hoang, long đờm ngừng ho

Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích

Địa y phổi: cây thuốc kích thích tiêu hóa

Cây có vị đắng, có tác dụng kích thích các tuyến nước bọt, dạ dày và ruột; mặt khác giúp khai vị và tăng lực.

Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm

Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên

Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.

Nấm bọc, tác dụng thanh phế

Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8

Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt

Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi

Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng

Nấm sữa, ức chế báng nước

Nấm ăn ngon. Còn có hoạt tính kháng nham, nhất là đối với bướu thịt S-180 và còn có thể ức chế báng nước

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Mạch môn, thuốc bổ phổi

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con

Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Gọng vó lá bán nguyệt, cây thuốc trị ho gà

Cây được dùng như Cỏ trói gà trị ho gà, suyễn, và xơ mạch máu, nghiền nát ra lẫn muối hay không đều được dùng như một tác nhân làm sung huyết da

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Kinh giới phổ biến: thuốc trị cảm mạo

Ngọn và lá non dùng được làm rau ăn uống. Toàn cây được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị cảm mạo và ăn uống không tiêu.

Mùi tàu: tiêu thức ăn giải độc chất tanh

Mùi tàu, hay còn gọi là rau mùi tàu, ngò tàu, ngò gai, với tên khoa học Eryngium foetidum L., là một loại cây thảo mộc thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau

Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau

Chôm chôm: tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ

Lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và trị kiết lỵ, Cũng dùng trị sốt rét, trị giun

Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt

Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.

Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ

Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp

Keo cao, thuốc cầm máu, giảm đau

Vị đắng chát, tinh hơi hàn, có tác dụng thu liễm cầm máu, giảm đau, sinh cơ, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi và long đờm

Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu

Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.