- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại
Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại
Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Gối hạc đen, Củ rối ấn, Cây Gây bụt - Leea indica (Burm. f.) Merr., thuộc họ Gối hạc - Leeaceae.
Mô tả
Cây mọc thành bụi dày, thân có rãnh. Lá hai lần kép lông chim; lá chét tròn dài, không lông, mép có ít răng đen ở mặt dưới lúc khô; lá kèm cao 3cm, dính vào cuống. Ngù hoa rộng, hoa vàng vàng, tràng có thuỳ. Quả mọng đen, tròn bẹp, rộng 1cm, chứa 4 - 6 hạt.
Hoa tháng 5 - 8, quả tháng 7 - 12.
Bộ phận dùng
Rễ, lá và toàn cây - Radix, Folium et Herba Leeae Indicae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc dọc đường đi trong rừng khu vực núi đá Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh qua các tỉnh miền Trung đến tận Kiên Giang (Đảo Phú Quốc). Còn phân bố ở nhiều nước khác: Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Lá chứa một acid vô định hình gây sùi bọt.
Tính vị, tác dụng
Rễ có vị đắng, tính ấm, không độc, cũng có những tác dụng như rễ Gối hạc: bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, trừ thấp giảm đau, cầm lỵ, giải độc, làm ra mồ hôi. Cây có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại. Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc rễ trị đau bụng, giải nhiệt và giải khát. Lá được giã ra dùng đắp và điều trị chóng mặt. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị cảm mạo phát sốt nóng.
Bài viết cùng chuyên mục
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Khoai na: thuốc lợi tiêu hoá
Vị cay, tính nóng, có độc, Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện.
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Duối leo, cây thuốc gây nôn
Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ
Nô: cây thuốc đắp chữa ngón tay lên đinh
Loài của Đông Nam Á và châu Đại Dương, có phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và Malaixia
Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy
Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.
Bùm bụp nâu, đắp chữa các vết thương
Hạt có chất mỡ đặc có thể dùng để thắp. Rễ và quả dùng đắp chữa các vết thương đụng giập, sưng tấy. Cần chú ý là vỏ cây có nhiều sợi, có thể dùng để bện thừng
Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường
Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun
Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư
Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát
Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Bạc lá: cây thuốc làm trà uống
Cây gỗ cao khoảng 13m, có nhánh sần sùi với nhiều vết sẹo lá sít nhau, Lá cụm 3, 8 cái ở ngọn các nhánh, nguyên hình trái xoan hay ngọn giáo, nhọn thành mũi mảnh ở đỉnh.
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị chát, hơi the, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng.
Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan
Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g
Cáng lò: dùng trị cảm mạo
Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu
Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Huỳnh xà: thuốc chữa ban
Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc
Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.
Mướp sát: chữa táo bón
Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Nghể râu: bạt độc sinh cơ
Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn
Mướp đắng: làm thuốc bổ máu
Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.