- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng
Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Giổi, giổi Ford - Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv., thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.
Mô tả
Cây gỗ thường xanh, cao 5 - 20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12 x 4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11 - 13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5 - 7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn.
Hoa tháng 4 - 5 quả tháng 7 - 8
Bộ phận dùng
Quả, vỏ cây, vỏ rễ - Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt rồi phoi khô để dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng trị 1. Táo bón; 2. Ho khan của người già. Dùng vỏ, rễ hay quả 15-30g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc
1. Táo bón: Quả Giổi (hay vỏ rễ, vỏ cây) 30g sắc nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.
2. Ho khan của người già: Quả Giổi 12 - 15g sắc uống thay trà.
Bài viết cùng chuyên mục
Lục lạc: bổ can thận
Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc
Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau
Lục lạc dây, trị hen và ho
Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương
Cẩu tích: chữa nhức mỏi chân tay
Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống
Găng chụm, cây thuốc cầm máu
Ở Campuchia, gai Găng chụm dùng vào một chế phẩm để cầm máu do các chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều
Cải rừng tía, làm mát máu
Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Lạc: thuốc trị suy nhược
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.
Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Vị cay, đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh
Gõ nước, cây thuốc nhuận tràng
Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng, Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện
Hành tăm, cây thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi
Hành tăm có vị đắng cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hành khí hạ đàm, lợi tiểu, giải độc, sát trùng
Mây lộ, dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa
Dùng ngoài trị phong, ghẻ ngứa, giang mai. Dầu hạt nấu lên cũng dùng trị bệnh phong và các bệnh ngoài da như dầu Đại phong tử
Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính
Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh
Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột
Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.
Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn
Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu
Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Khoai na: thuốc lợi tiêu hoá
Vị cay, tính nóng, có độc, Củ có tác dụng lợi tiêu hoá, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ, lợi trung tiện.
Mắm: cây dùng trị bệnh ngoài da
Nhân dân thường dùng để trị bệnh ngoài da và chủ yếu là trị ghẻ. Ở nhiều nước châu Mỹ, vỏ mắm dùng chữa bệnh phong dưới dạng cao lỏng hay cao mềm.
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.
Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản
Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản
Đậu mèo rừng, cây thuốc sát trùng
Lông ngứa của cây khi chạm vào người sẽ gây mẩn ngứa khó chịu, khi va vào mắt sẽ gây đau mắt nguy hiểm. Hạt có tính xổ và sát trùng, hút độc