Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ

2017-11-12 02:19 PM
Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giềng giềng đẹp, Huyết đằng lông- Butea superba Roxb, thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Dây leo to, mủ đỏ. Lá chét 3, to hơn lá Giềng giềng, gốc tù hay tròn, mặt dưới có lông dày. Ngù hoa hẹp, có lông dày; cuống hoa dài bằng ba lần đài và có tiền diệp lâu rụng hơn; đài có răng nhọn; cánh hoa màu tía. Quả dẹp, có cánh to; hạt nâu đỏ.

Bộ phận dùng

Thân và lá - Caulis et Folium Buteae Superbae.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố rộng từ Ân Độ qua Mianma, Trung Quốc, các nước Đông Dương tới Philippin và Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp trong các rừng thưa vùng đồng bằng.

Thành phần hoá học

Nhựa cây chứa gum-kino. Rễ chứa 2 glucosid; Hoa chứa những thành phần kết tinh như ở cây Giềng giềng (Butea monosperma) mà chủ yếu là butrin.

Tính vị, tác dụng

Thân và lá làm dịu, nói chung có những tính chất như cây Giềng giềng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ. Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật. Ở Ân Độ, dịch lá cùng với sữa đông và Nghệ dùng trong trường hợp nóng phát ban. Vỏ cây đen đen, dày 12 - 14mm, tiết dịch nhầy nhiều, nhất là vào mùa mưa, được dùng để nhuộm lưới câu.

Bài viết cùng chuyên mục

Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong

Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.

Đậu cộ biên, cây thực phẩm

Loài phân bố rộng ở Đông Phi châu, ở á Châu và châu Đại Dương. Ở nước ta, thường gặp nhất là trong các rừng ở bờ biển và cạnh các rừng ngập mặn

Nam xích thược, dùng trị cảm gió

Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống

Nấm dai, nấu nước làm canh

Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn

Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu

Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến

Côm lá thon: cây thuốc chữa bệnh ngoài da

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang trong các rừng thưa, dọc các khe suối từ Lào Cai, Quảng Ninh tới Đồng Nai, An Giang, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ làm thuốc chữa bệnh ngoài da

Hồi đầu: cây thuốc chữa tiêu hoá kém

Hồi đầu là một loại cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Cây có hương thơm đặc trưng và vị cay nhẹ, từ lâu đã được xem là một trong những vị thuốc “vua” trong việc hỗ trợ tiêu hóa.

Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt

Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng

Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi

Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.

Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt

Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày

Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào

Muối (cây): dưỡng huyết giải độc

Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.

Gõ nước, cây thuốc nhuận tràng

Quả có vị chua, ăn được, có tác dụng nhuận tràng, Gỗ tốt dùng làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng, làm cột điện

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt

Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Cải giả: làm thuốc mát

Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu

Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu

Ngải Nhật: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, khư phong thấp, chỉ huyết.

Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm

Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.

Bàng bí: cây thuốc bổ

Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt

Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu

Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.

Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp

Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi

Cỏ bạc đầu lá ngắn: trị viêm khí quản ho gà viêm họng sưng đau

Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau