Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

2017-11-12 02:00 PM
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giềng giềng, Cây lâm vố - Butea monosperma (Lam.) Taub., (B. frondosa Roxb. ex Willd) thuộc họ Đậu -Fabaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 8 - 10m, có thân vặn và cành không đều. Lá to, kép lông chim lẻ; lá chét 10 - 20cm, không giống nhau. Lá chét cuối hình thoi-mắt chim, các lá chét bên không cân, hình trái xoan hay trái xoan ngược, tù, mặt dưới có nhiều lông mềm, dày đặc. Hoa màu da cam sáng chói, cong, có lông mềm, xếp thành chuỳ dài. Quả thuôn, tù ở hai đầu, hơi có lông mềm màu trắng, có vân mạng, mép quả dày. Hạt màu đỏ, hình bầu dục rộng, nhẵn và phẳng.

Hoa tháng 6-10.

Bộ phận dùng

Nhựa, hạt và vỏ - Resina, Semen et Cortex Buleae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanka, các nước Đông Dương đến Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở những chỗ trống vùng đồng bằng và trong các savan, trên đất sét cát ở độ cao tới 1500m, từ Quảng Trị đến Đồng Nai. Có khi trồng vì cụm hoa đẹp.

Thành phần hoá học

Nhựa chích từ cây gồm gần phân nửa là gôm. Từ gôm cây đã tách được leucocynictin; còn có pyrocatechin, acid kinotannic và gôm. Lá và hoa đều chứa glucosid. Trong hạt có 3 alcaloid độc đối với giun đất; hạt chứa 18,97% một chất dầu màu vàng; hạt tươi chứa các men proteolytic và lipolytic. Hoa chứa 1,5% glucosid butrin 0,3% butein, 0,04% butin, 0,02% một glucosid và một heterosid.

Tính vị, tác dụng

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp. Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun. Lá se, bổ. Hoa se, lợi tiểu, lọc máu và kích dục. Vỏ và hạt trị nọc độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, hạt dùng thay thế santonin để trục giun. Gôm nhựa cây được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ. Vỏ cây và hạt dùng trị rắn độc.

Ở Campuchia, nhựa cây được dùng trị ỉa chảy của trẻ em và người lớn. Cũng dùng để băng bó các vết thương và vết loét bằng cách phối hợp với nhựa Dầu mè (Jatropha curcas) để tạo thành bột đắp lên vết thương và các mụn nhọt và viêm hạch. Người ta dùng lá Sa nhân (Amomum zerumbet) và giã ra với tỷ lệ 8 phần lá cây, 2 phần muối ăn và 1 phần nhựa Giềng giềng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bạch cập, cây thuốc cầm máu

Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Cỏ bươm bướm tràn: làm thuốc nhuận tràng

Thường gặp trong các ruộng vào mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ, làm thuốc nhuận tràng, bổ thần kinh

Duối leo, cây thuốc gây nôn

Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Ba đậu tây, cây thuốc tiệt trùng

Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới được nhập trồng làm cây bóng mát dọc đường, có khi trở thành cây hoang dại. Vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt nhặt ở những quả chín

Dũ dẻ trơn, cây thuốc bổ huyết

Hoa thơm, có thể dùng để sản xuất nước hoa, Quả chín ăn được, Vỏ thân có khi dùng để ăn trầu, Lá nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.

Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn

Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc

Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun

Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.

Ngọc nữ treo: làm thuốc cai đẻ

Loài của Ấn Độ, Mianma, Việt Nam, ở nước ta chỉ gặp ở rừng tre, dọc suối ở độ cao 50 đến 300m ở một số nơi ở miền Đông Nam bộ.

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà

Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm

Keo tuyến to: cây thuốc độc

Keo tuyến to là một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Acacia mangium. Loại cây này thường được trồng để lấy gỗ và làm nguyên liệu giấy.

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương

Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm

Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế

Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn

Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt

Giam: cây thuốc dùng trị sốt

Lá non rất đắng; nếu phơi khô, nghiền bột và nấu chín có thể dùng làm thức ăn, gây kích thích sự ăn ngon miệng.

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Móc diều: trị phong hàn cảm mạo

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị phong hàn cảm mạo, sởi không mọc, sán khí, viêm nhánh khí quản. Hạt dùng trị sốt rét, lỵ. Lõi thân dùng trị trẻ em cam tích.