Giền, cây thuốc bổ máu

2017-11-12 01:58 PM
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giền, Giền đỏ, Sai, Mạy sản săn - Xylopia vielana Pierre, thuộc họ Na - Annonaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỡ có thể đến 10 - 18m, đường kính tới 20 - 25Cm. Thân thẳng, tròn, vỏ thân màu vàng đen, dễ bóc, có cành mảnh, khi non màu xám nhạt, có lông hung sau chuyển sang màu đen, có chấm trắng (lỗ bì). Lá mọc so le, phiến lá xoan, dài 7 - 10cm, rộng 3 - 4cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông vàng và mốc mốc; cuống 4mm. Hoa mọc 1 - 2 cái ở nách lá, màu hồng nhạt; đài có 3 thuỳ, mập, tràng có 6 cánh hoa hàn liền ở gốc, dính nhau trước khi nở, hình dải hẹp, có lông dày, nhị nhiều, các nhị ngoài lép, nhị sinh sản xếp nhiều vòng, bao phấn có ngăn ngang; các lá noãn có lông. Quả kép gồm nhiều quả đại hình trụ có cuống dài xếp toả ra, thường có eo giữa các hạt; mặt ngoài màu lục hoặc vàng nhạt, mặt trong màu đỏ; 3 - 5 hạt màu nâu đen, có áo hạt.

Mùa hoa tháng 4 - 7; quả tháng 8 - 11.

Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Xylopiae Vielanae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở các rừng kín và rừng thưa vùng đồi núi thấp và trung bình ở nhiều tỉnh từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Định, Khánh Hoà, tới Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Có nơi như ở Hà Bắc, cây mọc nhiều được chặt làm củi. Người ta dùng vỏ thân làm thuốc, nên có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân, mang về cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong vỏ khô có tanin thuộc loại pyrocatechic (4,55%) alcaloid (0,31% - 0,33%) saponin (4,5 - 4,9% thô, nếu tinh chế là 2,8%), tinh dầu (0,23%).

Tính vị, tác dụng

Không có độc, saponin của vỏ đều có tác dụng an thần.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh. Một số nơi còn dùng làm thuốc trợ tim. Ngày dùng 10 - 20g dưới dạng bột, thuốc viên, rượu thuốc. Hoặc nấu cao pha rượu. Đồng bào dân tộc ở Hà Bắc, dùng lá cây Giền để điều trị các bệnh đường ruột, đau nhức tê thấp.

Quả chín ăn được.

Ghi chú

Người ta sử dụng cây làm thuốc bổ máu, trị sốt rét, nên có người thường gọi nó là Canh ki na. Ngoài loài Giền này, còn có một số loài khác như Xylopia pierrei Hance, gọi là Giền trắng và X. nitida Ast., gọi là Giền láng, chỉ phân bố giới hạn ở một số nơi của các tỉnh phía Nam của nước ta.

Bài viết cùng chuyên mục

Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc

Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm

Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống

Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ

Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.

Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu

Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn

Lúa mì: chữa ỉa chảy

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.

Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi

Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.

Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa

Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Lạc thạch, thuốc trị đau lưng

Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương

Nắm cơm, khư phong tán hàn

Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc

Đăng tiêu: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Hoa có vị ngọt, chua, tính lạnh, có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, mát máu, trừ phong, điều hoà kinh nguyệt, Rễ có tác dụng hành huyết, làm tan máu ứ, tiêu viêm.

Mua thấp: thanh nhiệt giải độc

Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.

Bàng bí: cây thuốc bổ

Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.

Han lình: cây thuốc trừ giun

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.

Nấm mụn trắng: gây độc rất mạnh

Để giải độc, vì có các độc tố gây ảo giác nên cấm chỉ định atropin, cần rửa dạ dày, truyền huyết thanh, an thần, chống truỵ tim.

Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ

Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết

Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da

Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Chè dại: cây thuốc làm dễ tiêu và bổ

Lá không chứa alcaloid, không có chất thơm, thường được đồng bào Mường ở Lai Châu, Hoà Bình dùng nấu nước uống thay chè, xem như là dễ tiêu và bổ

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu

Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu

Bời lời lá tròn, khu phong trừ thấp

Loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc. Cây gặp ở lùm bụi một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Hải Hưng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An

Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu

Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein

Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi