- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương
Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Giần sàng, Xà sàng - Cnidium monnieri (L.) Cusson, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả
Cây thảo hàng năm, mọc đứng, phân nhánh, có rãnh dọc, cao 50 - 80cm. Lá xẻ lông chim hai lần, có các phiến dạng góc ở gốc, nhọn ở chóp, các phiến ở duới xẻ lông chim, các phiến ở trên chia thuỳ lông chim hoặc nguyên, có các phần phân chia nhỏ nhất độ 1 - 1,5mm; cuống lá dài 4 - 8cm, có bẹ ngắn. Hoa xếp thành tán kép, bao chung có lá bắc không nhiều, rất hẹp; bao riêng có lá bắc khá nhiều cũng rất hẹp; cuống hoa chung dài 7 - 12cm, vượt quá lá kề bên. Quả hình trái xoan, bầu dục, hơi dẹt, dài 2 - 5mm, rộng 1 - 5mm, có rìa mỏng dạng cánh.
Bộ phận dùng
Quả - Fructus Cnidii, thường gọi là Xà sàng tử.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Đông Á châu, Nga, Trung Quốc. Rất phổ biến trên các bờ bãi ven sông, các nơi đất trống, trong các ruộng hoang ở nước ta. Cũng có khi được trồng.
Thành phần hoá học
Trong hạt có tinh dầu với tỷ lệ 1,3% có mùi hắc đặc biệt mà thành phần chủ yếu có pinen, camphen và bornyl isovaleritenat; osthol, tinh thể không màu; còn có bergapten, enidiadin, isopimpinellin. Có một chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% acid béo không no, 4,5% acid béo no và 0,38% chất không xà phòng hoá được, 3,24% glycerin.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng ôn thận tráng dương, táo thấp, khư phong, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau.
Liều dùng 4 - 12g dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài làm thuốc chữa phụ nữ lở ngứa âm đạo, viêm do trùng roi âm đạo, ghẻ lở.
Bài viết cùng chuyên mục
Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.
Kim cang lá bắc, thuốc lợi tiểu
Thân rễ dùng sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống lợi tiểu, tiêu độc trị đau nhức xương
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Ngải mọi, chữa sốt và thấp khớp
Dân gian dùng cây chữa sốt và thấp khớp và có nơi dùng lá giã ra lấy nước uống giải độc rượu. Ở Malaixia, người ta cũng dùng cây trị thấp khớp và nấu nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống
Lục lạc dây, trị hen và ho
Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương
Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu
Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.
Bàng bí: cây thuốc bổ
Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu
Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.
Mận rừng: trị ghẻ ngứa
Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.
Long tu, thuốc trị bỏng bỏng
Được sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc làm thuốc trị bỏng bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Bìm bìm chân cọp, trừ độc chó cắn
Rễ thường dùng trị ho ra máu và hạt dùng trị thủy thũng. Rễ và lá cũng được dùng trị đinh nhọt và cụm nhọt. Cây dùng làm thức ăn gia súc
Cánh nỏ: cây thuốc
Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Chua ngút dai: dùng trị giun đũa
Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.
Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ
Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội
Cà rốt: trị suy nhược
Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.
Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp
Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích